Đêm qua mới nói chuyện với hoa nhài, có giao ước với giai nhân kiều diễm của tớ rằng nếu một ngày nào đó chúng mình có bực bội gì nhau thì tuyệt đối không được im lặng vì tớ... sợ lặng im...
Ghét mấy cũng phải nói, bực mấy cũng cố há miệng ra... Các cuộc cãi vã tranh giành chủ yếu là do không ai nhường nhịn ai... thế nhưng im lặng cũng chẳng khấm khá gì hơn... nó làm cho đối phương hiểu lầm, suy diễn, khó chịu...
Vậy phải nói gì khi cả hai cùng đang bực bội? Tớ nói với hoa nhài của tớ rằng, "nếu chúng mình có cãi nhau, em hãy nói tiếng Pháp còn anh sẽ nói tiếng Tàu... Anh không biết tiếng Pháp còn em không biết tiếng Tàu... vì thế chúng ta vừa được giải phóng năng lượng ẩn chứa trong lòng... vừa có cảm giác đối phương đang lắng nghe mình nói... và... vì không ai hiểu ai đang nói gì nên lửa không bị đổ thêm dầu... mọi thứ theo thời gian sẽ dần dần nguội lại..."
Hôm nay lang thang trên mạng, gặp đúng clip hai em bé sinh đôi nói chuyện với nhau, tớ tâm đắc quá, muốn đăng ngay lên gửi tặng bà con cô bác...
Đăng clip mà không viết gì thì không phải là phong cách của tớ, vậy nhảm nhí vài dòng về một trong những kỹ thuật khi giao tiếp với nhau nhé:
1. Khi tâm trạng bình thường
Khi giao tiếp với tâm trạng bình thường, một trong những điều giản dị nhưng thực tế rất khó làm, đó là phải biết lắng nghe nhau...
Lắng nghe là một trong bốn phương pháp nhiệm mầu nhằm chuyển hóa khổ đau cho mình và cho người khác (Đế thính, Ái ngữ, Lợi hành, Đồng sự). Biết cách lắng nghe, không chỉ giúp chúng ta tiếp cận thông tin đó một cách hiệu quả mà đôi khi cũng là cách để giúp người khác xả stress khá hiệu nghiệm...
Tớ nhớ có lần có một cô bạn dẫn một người bạn của cô ấy đến chơi, lúc đó cũng hơi mệt, không muốn tiếp nhưng lịch sự xã giao cũng ráng ngồi chơi, cũng chăm chú lắng nghe hết mực, chỉ khác là tớ giảm cường độ nói của tớ để nhường cho hai nàng thay nhau thi thố tài năng, ấy vậy mà sau đó người bạn của bạn tớ lại khen tớ nói chuyện hay... mặc dù cả buổi tớ dường như chẳng nói câu nào...
Lắng nghe, tưởng là dễ nhưng thật ra cũng phải học, điều đầu tiên là tiếp nhận chúng một cách trọn vẹn, sau đó từ từ xử lý và khúc xạ chúng tùy theo trình độ nhận thức hay phông nền kiến thức của mình...
Có khá nhiều người, đôi khi chưa kịp lắng nghe, chưa biết đối phương nói gì đã há mồm ra đốp chát, nghĩa là xử lý thông tin trước khi tiếp nhận thông tin... Đây chính là đầu mối của mọi sự hiểu lầm...
Một số người khác, không cực đoan như người trên, nhưng lại xử lý thông tin quá nhanh hay nói đúng hơn là xử lý thông tin song song với việc tiếp nhận thông tin... Nói một cách dễ hiểu, trong một câu thoại hay một bài nói, ta chỉ chọn lựa những thông tin mình hiểu, (tương đồng với mình thì vỗ tay khen ngợi, trái ngược với mình thì phản pháo tức thì, còn những gì mình không hiểu thì loại ngay lập tức)... Đây không phải là đầu mối của sự hiểu lầm nhưng vô tình chính ta chặn đứng khả năng nhận thức và học hỏi những điều mới lạ quanh ta...
Một số người khác, dường như lại loại bỏ hẳn giai đoạn xử lý thông tin, chỉ tiếp nhận thông tin một chiều, nhất là đối với những người là thần tượng hay những người có uy quyền với mình... người ta bảo sao nghe vậy, làm vậy... Nếu chúng ta bỏ hẳn giai đoạn xử lý thông tin thì chính ta tự biến ta trở thành con rối trong tay người khác...
Lắng nghe là một nghệ thuật, không phải gật gù cho qua chuyện, không phải là há miệng ra đớp từng câu từng chữ của người nói mà cũng không phải phớt lờ cho qua...
Lắng nghe là một trong bốn phương pháp nhiệm mầu nhằm chuyển hóa khổ đau cho mình và cho người khác (Đế thính, Ái ngữ, Lợi hành, Đồng sự). Biết cách lắng nghe, không chỉ giúp chúng ta tiếp cận thông tin đó một cách hiệu quả mà đôi khi cũng là cách để giúp người khác xả stress khá hiệu nghiệm...
Tớ nhớ có lần có một cô bạn dẫn một người bạn của cô ấy đến chơi, lúc đó cũng hơi mệt, không muốn tiếp nhưng lịch sự xã giao cũng ráng ngồi chơi, cũng chăm chú lắng nghe hết mực, chỉ khác là tớ giảm cường độ nói của tớ để nhường cho hai nàng thay nhau thi thố tài năng, ấy vậy mà sau đó người bạn của bạn tớ lại khen tớ nói chuyện hay... mặc dù cả buổi tớ dường như chẳng nói câu nào...
Lắng nghe, tưởng là dễ nhưng thật ra cũng phải học, điều đầu tiên là tiếp nhận chúng một cách trọn vẹn, sau đó từ từ xử lý và khúc xạ chúng tùy theo trình độ nhận thức hay phông nền kiến thức của mình...
Có khá nhiều người, đôi khi chưa kịp lắng nghe, chưa biết đối phương nói gì đã há mồm ra đốp chát, nghĩa là xử lý thông tin trước khi tiếp nhận thông tin... Đây chính là đầu mối của mọi sự hiểu lầm...
Một số người khác, không cực đoan như người trên, nhưng lại xử lý thông tin quá nhanh hay nói đúng hơn là xử lý thông tin song song với việc tiếp nhận thông tin... Nói một cách dễ hiểu, trong một câu thoại hay một bài nói, ta chỉ chọn lựa những thông tin mình hiểu, (tương đồng với mình thì vỗ tay khen ngợi, trái ngược với mình thì phản pháo tức thì, còn những gì mình không hiểu thì loại ngay lập tức)... Đây không phải là đầu mối của sự hiểu lầm nhưng vô tình chính ta chặn đứng khả năng nhận thức và học hỏi những điều mới lạ quanh ta...
Một số người khác, dường như lại loại bỏ hẳn giai đoạn xử lý thông tin, chỉ tiếp nhận thông tin một chiều, nhất là đối với những người là thần tượng hay những người có uy quyền với mình... người ta bảo sao nghe vậy, làm vậy... Nếu chúng ta bỏ hẳn giai đoạn xử lý thông tin thì chính ta tự biến ta trở thành con rối trong tay người khác...
Lắng nghe là một nghệ thuật, không phải gật gù cho qua chuyện, không phải là há miệng ra đớp từng câu từng chữ của người nói mà cũng không phải phớt lờ cho qua...
Quy trình lắng nghe có thể được diễn đạt ngắn gọn như sau:
Tiếp nhận trọn vẹn ----> Xử lý từng vấn đề trong từng hoàn cảnh ----> Chuyển hóa lý thuyết thành hiện thực...
2. Khi tức giận hay phiền muộn
Khi
chúng ta tức giận hay có chuyện gì ưu phiền khổ não, thường thường
chúng ta hay đánh mất đi khả năng làm chủ chính mình, đôi khi nói hoặc
làm theo bản năng hoặc cảm xúc...
Nguồn năng lượng ưu phiền hay sân hận đó nếu bị tích trữ lâu ngày trong cơ thể có khả năng sinh bệnh, vì thế phải biết cách giải phóng nó ra bên ngoài, giống như một căn phòng có phong thủy tốt là một căn phòng mà hướng gió và luồng khí trong căn phòng đó phải được thông suốt hài hòa...
Cách giải phóng đó, đối với người nữ có thể là khóc, có thể là hét, có thể là chửi bới trách móc... ; đối với nam giới có thể là đánh nhau, có thể là đập phá, cũng có khi là tự tử... Nói chung có khá nhiều cách để giải phóng nguồn năng lượng này tùy theo thể tạng và tính cách mỗi người...
Thế nhưng khổ nỗi nguồn năng lượng này, vì là tức giận hay u buồn nên nó khá nặng, khi trút giận sang người khác (kiểu giận cá chém thớt...) khiến người tiếp nhận nó, nếu không có khả năng lắng nghe lớn, có thể không chịu đựng nổi, vậy là nguồn năng lượng sân hận truyền từ người này sang người khác, mỗi lúc mỗi nặng thêm, đến thời điểm chín muồi có thể bùng cháy dữ dội...
Vì thế khi ta đang có nguồn năng lượng sân hận chất chứa trong lòng thì không nên ghì giữ nó quá chặt, nhưng cũng không nên gặp ai cũng trút lên đầu họ...
Nếu nguồn năng lượng đó là u buồn, bạn có thể khóc nếu bạn muốn, có thể tâm sự với ai đó nếu người đó có khả năng ôm ấp và chuyển hóa nỗi buồn đó...
Nếu nguồn năng lượng đó là sân hận, bạn có thể đi tắm, chơi thể thao, hay kiếm một không gian nào đó thoáng đãng hét lên cho thỏa giận, cũng có thể ở kín trong phòng, cũng có thể kiếm cái gối hay bao cát đấm đá chửi bới cho hả giận...
Khi ta giải phóng được nó ra ngoài thì không gian trong cơ thể cũng như trong tâm hồn của ta sẽ thoáng đãng mát mẻ... Nhưng trước khi giải phóng nó, nhớ là phải chọn đúng nơi xả rác nếu không hậu quả đôi khi còn tệ hơn là cất chứa ở trong lòng...
Nguồn năng lượng ưu phiền hay sân hận đó nếu bị tích trữ lâu ngày trong cơ thể có khả năng sinh bệnh, vì thế phải biết cách giải phóng nó ra bên ngoài, giống như một căn phòng có phong thủy tốt là một căn phòng mà hướng gió và luồng khí trong căn phòng đó phải được thông suốt hài hòa...
Cách giải phóng đó, đối với người nữ có thể là khóc, có thể là hét, có thể là chửi bới trách móc... ; đối với nam giới có thể là đánh nhau, có thể là đập phá, cũng có khi là tự tử... Nói chung có khá nhiều cách để giải phóng nguồn năng lượng này tùy theo thể tạng và tính cách mỗi người...
Thế nhưng khổ nỗi nguồn năng lượng này, vì là tức giận hay u buồn nên nó khá nặng, khi trút giận sang người khác (kiểu giận cá chém thớt...) khiến người tiếp nhận nó, nếu không có khả năng lắng nghe lớn, có thể không chịu đựng nổi, vậy là nguồn năng lượng sân hận truyền từ người này sang người khác, mỗi lúc mỗi nặng thêm, đến thời điểm chín muồi có thể bùng cháy dữ dội...
Vì thế khi ta đang có nguồn năng lượng sân hận chất chứa trong lòng thì không nên ghì giữ nó quá chặt, nhưng cũng không nên gặp ai cũng trút lên đầu họ...
Nếu nguồn năng lượng đó là u buồn, bạn có thể khóc nếu bạn muốn, có thể tâm sự với ai đó nếu người đó có khả năng ôm ấp và chuyển hóa nỗi buồn đó...
Nếu nguồn năng lượng đó là sân hận, bạn có thể đi tắm, chơi thể thao, hay kiếm một không gian nào đó thoáng đãng hét lên cho thỏa giận, cũng có thể ở kín trong phòng, cũng có thể kiếm cái gối hay bao cát đấm đá chửi bới cho hả giận...
Khi ta giải phóng được nó ra ngoài thì không gian trong cơ thể cũng như trong tâm hồn của ta sẽ thoáng đãng mát mẻ... Nhưng trước khi giải phóng nó, nhớ là phải chọn đúng nơi xả rác nếu không hậu quả đôi khi còn tệ hơn là cất chứa ở trong lòng...
Hãy
giản đơn ngọn lửa sân hận hay u sầu như một cơn gió, việc tiếp theo là
nhìn ngó xung quanh và nhẹ nhàng mở toang cánh cửa ra thì mọi chuyện sẽ
tốt và ích lợi hơn rất nhiều...
Không có nhận xét nào:
- Có ý kiến gì xin để lại lời bình chia sẻ.
- Viết bằng tiếng Việt có dấu để dễ đọc hơn.
- Nếu không đăng nhập blog, vui lòng ghi tên thật để tiện trao đổi.
Xin chào và chúc sức khỏe!