Vừa là cuối tuần, vừa là đầu tháng, ngồi "trông trời, trông đất, trông mây" chán chê mỏi mệt... Định viết chơi chơi một cái gì đó cho con đường "máu chảy về tim" được suông sẻ, thuận chiều mát mái... nhưng cảm xúc tình yêu của mình dường như đang có cái đập nào đó ngăn lại... Haizzz... Buồn vài phút...
Từ ngày chia tay giảng đường cùng với những cuộc tranh biện nảy lửa với các thầy cô, ai cũng nói mình trở nên... hiền lành một cách... đáng sợ... ... Khi dòng chảy cảm xúc, tình yêu, thơ ca, âm nhạc... bị xây đập thì con sông buộc phải chuyển sang một hướng khác, nếu không muốn làm ổ cho muỗi mòng bệnh tật... ... Thôi thì viết tạm vài dòng về những nghi vấn tuổi thơ, biết đâu chúng có thể là kế hoạch khởi động cho một chặng đường mới, mà cũng có thể chỉ là những tàn dư của quá khứ vẫn còn rơi rớt đó đây...
Vì sao vừa có thể là khởi động cho một kế hoạch mới, vừa có thể là tiếng nói còn sót lại của một chặng đường đã qua?... Thật quá ư đơn giản... Vì hôm nay vừa là thứ bảy cuối tuần, vừa là tháng 12 cuối năm mà cũng vì vừa là ngày mồng 1 đầu tháng đó mờ...
1. Về bản chất của hiện hữu
- Hữu thể là gì?
- Hữu thể bao gồm những gì? Có bao gồm cả hư vô không?
- Đặc tính nào quy định bản chất của hữu thể?
- Ý nghĩa thật sự của hữu thể là gì?
2. Về tôn giáo
- Có Thượng đế sáng tạo ra vạn vật không?
- Nếu có, Chúa là ai? Đặc điểm? Bản tính?...
- Nếu có, Chúa sáng tạo ra thế giới và con người theo hình ảnh nào và để làm gì?
- Con người có thể nhận thức được Chúa không?
- Nếu được, con người nhận thức bằng con đường nào? Lý trí hay niềm tin? Mặc khải hay Trải nghiệm?
- Quan niệm về một vị Hóa công có nhất thiết cần cho thế giới không?
- Nếu có thì để làm gì? và nếu không thì sẽ ra sao?
3. Về thế giới tự nhiên
- Thế giới là gì?
- Thế giới này tĩnh hay động?
- Nếu là động, cái gì là nguyên nhân đầu tiên kích thích nó?
- Thế giới bất biến vĩnh cửu hay vô thường phù du?
- Thế giới là một hệ thống cấu trúc hay chỉ là những hiện tượng lộn xộn?
4. Về con người
- Con người là ai?
- Con người giữ vị trí nào trong thế giới?
- Bản chất con người là gì?
- Con người có thể nhận thức được bản chất của thế giới không?
- Mục đích, ý nghĩa về sự có mặt của con người trong thế giới này là gì?
- Mối quan hệ giữa con người - văn hóa - tự nhiên là mối quan hệ gì?
5. Về tri thức và luận lý
- Bản chất của tri thức là gì?
- Con đường nào hình thành tri thức?
- Tiêu chuẩn nào xác định tính chân lý của tri thức?
- Mục đích cao nhất của tri thức là gì?
- Phương pháp nào giúp ta suy luận đúng đắn?
6. Về đạo đức
- Bản chất của đạo đức là gì?
- Đạo đức bắt nguồn từ đâu?
- Đạo đức có chức năng gì?
- Ý nghĩa và giá trị của đạo đức đối với xã hội và con người là gì?
7. Về tâm lý
- Bản chất của cảm xúc?
- Động cơ nào dẫn đến ý chí và hành động?
- Các hình thái tâm lý và bản chất của nó?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự biến đổi tâm lý?
- Nhận thức tâm lý con người là khoa học hay phi khoa học?
- Vai trò và chức năng của tâm lý đối với các hoạt động của con người là gì?
8. Về chính trị
- Chính trị là gì?
- Bản chất của nhà nước và pháp luật là gì?
- Thế nào là một nhà nước hợp pháp?
- Mục đích cho sự ra đời của nhà nước và pháp luật là gì?
- Các hình thái nhà nước nào đã có trong lịch sử?
- Mối quan hệ giữa công dân - nhà nước - pháp luật là mối quan hệ gì?
9. Về xã hội
- Xã hội là gì?
- Nguồn gốc ra đời của xã hội?
- Các yếu tố nào tác động đến sự biến đổi mô hình xã hội?
- Đặc trưng và quy luật của các mô hình xã hội nói chung là gì?
- Mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội là mối quan hệ gì?
10. Về văn hóa
- Văn hóa và phạm vi của văn hóa là gì?11. Về giáo dục
- Mối quan hệ giữa văn hóa với văn minh?
- Ý nghĩa và giá trị của văn hóa đối với con người?
- Thước đo nào cho các giá trị văn hóa?
- Giáo dục là gì?
- Vai trò của người thầy là gì?
- Trách nhiệm của người học là gì?
- Cái gì có thể dạy được và cái gì không thể dạy được?
- Giáo dục cần đến những phương tiện gì?
- Bản chất và mục tiêu của giáo dục là gì?
- Phương pháp nào giúp giáo dục đạt hiệu quả?
12. Về kinh tế
- Kinh tế và bản chất của kinh tế là gì?13. Về mỹ học và nghệ thuật
- Mục tiêu của kinh tế là gì?
- Hình thái kinh tế và những mô hình kinh tế nào đã từng có?
- Mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật...?
- Cái đẹp là gì?
- Nghệ thuật và tiêu chuẩn của nó bắt nguồn từ đâu?
- Bản chất của cái đẹp và giá trị của nó là gì?
- Bản chất của nghệ thuật và mục tiêu của nó là gì?
- Mối quan hệ giữa tính đúng đắn, cái tốt và cái đẹp là gì?
14. Về khoa học và kỹ thuật
- Như thế nào là một tri thức khoa học?
- Mục đích của khoa học và kỹ thuật là gì?
- Khoa học và kỹ thuật là phương tiện hay mục đích?
- Mối quan hệ giữa khoa học với kỹ thuật, giữa công nghệ với tiến bộ xã hội?
(1/12/12)
Tái bút
"Tôi chỉ biết rằng tôi không biết gì cả" (Socrates)
"Chính sự ngạc nhiên thôi thúc người ta triết lý" (Aristotes)
"Hãy hoài nghi tất cả" (K.Marx)
"Philosophia là con đường mà chúng ta đang đi dọc theo nó" (M. Heidegger)
"Những câu hỏi của triết học thì hệ trọng hơn những giải đáp của nó" (K.Jaspers)
"Chính sự ngạc nhiên thôi thúc người ta triết lý" (Aristotes)
"Hãy hoài nghi tất cả" (K.Marx)
"Philosophia là con đường mà chúng ta đang đi dọc theo nó" (M. Heidegger)
"Những câu hỏi của triết học thì hệ trọng hơn những giải đáp của nó" (K.Jaspers)
...
Sao không có câu trả lời????????/
Trả lờiXóaVì câu hỏi quan trọng hơn câu trả lời đó mà:))
Xóa