Nhận thức?

 
Vova năm nay 6 tuổi học lớp 1. Học được một tuần thì Vova chán học không chịu làm bài vở nữa, cô giáo bèn hỏi nguyên nhân tại sao thì Vova nói là tại chương trình học quá thấp so với trình độ của Vova và Vova xin cô cho lên học bậc trung học.

Cô giáo dẫn Vova lên văn phòng ông hiệu trưởng, trình bày đầu đuôi câu chuyện. Ông hiểu trưởng bán tín bán nghi, bàn với cô giáo là ông sẽ hỏi Vova một số câu hỏi về Khoa học còn cô giáo sẽ hỏi Vova về kiến thức tổng quát, nếu Vova trả lời đúng ông sẽ cho Vova lên lớp.

Sau gần 1 tiếng “tra tấn” Vova bằng những câu hỏi về khoa học, câu nào Vova cũng đáp đúng hết, ông hiệu trưởng rất hài lòng và giao cho cô giáo hỏi về kiến thức tổng quát.

- Cô giáo : Con gì càng lớn càng nhỏ?
Ông hiệu trưởng hết hồn
- Vova : Dạ con cua có càng lớn và càng nhỏ.
- Cô giáo : Cái gì trong quần em có mà cô không có?
Ông hiệu trưởng xanh cả mặt.
- Vova : Dạ là 2 cái túi quần.
- Cô giáo : Ở nơi đâu lông của đàn bà quăn nhiều nhất?
Ông hiệu trưởng run lên.
- Vova : Dạ ở Phi Châu.
- Cô giáo : Cái gì cô có ở giữa 2 chân của cô?
Ông hiệu trưởng chết điếng người.
- Vova : Dạ là cái đầu gối.
- Cô giáo : Cái gì trong người của cô lúc nào cũng ẩm ướt?
Ông hiệu trưởng há hóc mồm ra.
- Vova : Dạ là cái lưỡi.
- Cô giáo : Cái gì của cô còn nhỏ khi cô chưa có chồng và rộng lớn ra khi cô lập gia đình?
Ông hiệu trưởng ra dấu không cho Vova trả lời nhưng Vova đáp ngay.
- Vova : Dạ là cái giường ngủ.
- Cô giáo : Cái gì mềm mềm nhưng khi vào tay cô một hồi thì cứng lại?
Ông hiệu trưởng không dám nhìn cô giáo.
- Vova : Dạ là dầu sơn móng tay.
- Cô giáo : Cái gì dài dài như trái chuối, cô cầm một lúc nó chảy nước ra?
Ông hiệu trưởng gần xỉu.
- Vova : Dạ là cây cà lem.
Ông hiệu trưởng đổ mồ hôi hột ra dấu bảo cô giáo đừng hỏi nữa và nói với Vova :
- Thầy cho con lên thẳng đại học vì nãy giờ thầy đáp không trúng được câu nào hết !!!
------------

Sau khi dành vài phút thư giãn cho cơ mặt cơ mồm nở nang ra một chút, đặt giả thiết là tất cả chúng ta đều biết ông hiệu trưởng trả lời những câu hỏi trên theo nghĩa nào, và bây giờ thì cùng thư giãn vài vấn đề theo cách nhìn của Trí Không nhé:

1. Nếu em học sinh trả lời đúng những câu hỏi trên của cô giáo thì tại sao một người như ông hiệu trưởng lại có thể trả lời sai?
 
2. Nếu ông hiệu trưởng trả lời đúng như ý của cô giáo hỏi thì tại sao câu trả lời của em học sinh vẫn có thể chấp nhận được?
 
3. Đặt giả thiết nếu những câu hỏi trên không phải do một cô giáo - một người trưởng thành hỏi - mà là một bạn học sinh bằng tuổi của Vova hỏi - thì có nhiều câu trả lời đến thế không?

4. Nếu cả hai câu trả lời của em học sinh và ông thầy hiệu trưởng đều có thể chấp nhận được thì vấn đề đúng hay sai phụ thuộc vào người hỏi - nghĩa là ý mà cô giáo muốn hỏi là gì chứ không phải bản thân câu hỏi đó là gì.

Nghiền ngẫm một chút qua câu chuyện này, nghĩa là chúng ta đang đụng chạm đến một trong những chủ đề tương đối khó nhằn của triết học - lý luận về nhận thức - trong đó - mối quan hệ giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức được đặc biệt chú trọng...

Trong một ngày đẹp trời như thế này, tớ không muốn các bạn phải nhức đầu với những vấn đề phức tạp như vậy, nó có thể làm giảm sự thú vị của câu chuyện trên... Tuy nhiên, tớ cũng muốn gửi đến các bạn một vài dòng để cùng nhau suy ngẫm nhé:
 
1. Trước một vấn đề, sẽ có nhiều cách tiếp cận khác nhau, và cách tiếp cận nào cũng chỉ gần đúng bản chất của vấn đề mà thôi. Đó cũng là điều mà Kant hay lập luận: con người chỉ nhận thức được những "vật cho ta" mà không thể nhận thức được "vật tự nó" ...
 
2. Cùng một câu hỏi, câu trả lời không chỉ phụ thuộc vào khả năng nhận thức của người trả lời mà còn phụ thuộc vào ý tưởng của người đặt câu hỏi. Bản thân câu hỏi - cũng như một công án trong cuộc sống - chỉ là cái cớ để nhận diện khả năng nhận thức của ta.
 
3. Không có câu trả lời nào là tuyệt đối đúng và cũng chẳng có câu trả lời nào tuyệt đối sai. Mỗi câu trả lời chỉ là một khía cạnh nào đó mà câu hỏi muốn gửi gắm. Nói một cách khác, đúng hay sai chỉ là ý kiến chủ quan của người đặt câu hỏi.
 
4. Đừng vội phán xét người nào đó hay một ý tưởng nào đó là đúng hay sai - thứ nhất bạn không hoàn toàn là người trong cuộc, thứ hai sự nhận thức của bạn cũng chỉ tiếp cận một khía cạnh nào đó của vấn đề và...
 
5. Hãy cẩn thận trong đánh giá - vì sự đánh giá của bạn chính là biểu hiện cho nhận thức của bạn - Nó không hoàn toàn là đối tượng được đánh giá - Nhưng điều đó cho thấy sự nhận thức của bạn đang ở đâu...

Cách nhìn của ta về một khách thể nào đó không phải là bản thân khách thể
mà chỉ là tấm gương phản chiếu khuôn mặt của chủ thể.
(15/10/12)
CÁC BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
NHẬN XÉT CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT
Comments
0 Comments

Không có nhận xét nào:

Lời thưa... Đóng lại Cảm ơn bạn đã đọc bài viết:
- Có ý kiến gì xin để lại lời bình chia sẻ.
- Viết bằng tiếng Việt có dấu để dễ đọc hơn.
- Nếu không đăng nhập blog, vui lòng ghi tên thật để tiện trao đổi.
Xin chào và chúc sức khỏe!

Feeds

Bài viết Nhận xét Online

Bạn ơi, cùng thở với tôi nhé...

Bài viết mới nhất

Bài viết ngẫu nhiên

Bình luận mới nhất