Lâu không viết lách, việc khởi động lại cũng tương đối khó khăn... Ai dám nói viết là dễ chứ nhỉ, ngôn ngữ thì đầy ra đấy, nhưng ghép từ nào với từ nào để cho ra câu ra cú cũng oái oăm phết. Đấy là chưa kể, ghép được thành câu với đầy đủ chủ vị nhưng cái câu đó không phải là câu mình muốn nói, hoặc cái câu mình muốn nói lại không thể thành từ thì đúng là... nan giải chứ chẳng chơi...

Sáng qua mới gặm nhấm bộ phim Life As We Know It trên HBO, được dịp cho các cơ mặt chuyển động đã đời. Bộ phim hài tâm lý xã hội kiểu Hollywood kể về Eric Messer và Holly, được hai người bạn thân mời làm cha mẹ đỡ đầu và oái oăm là di chúc luôn cả đứa trẻ Sophie nhờ nuôi hộ nếu có chuyện không may xảy ra với họ. Thế là hai người, với cuộc sống riêng, với lý tưởng riêng, với tình cảm riêng,.... phải gác lại hết để cùng nhau chăm sóc cô bé bất hạnh.
Đứa trẻ Sophie bất hạnh vô tình trở thành sợi dây liên kết hai con người với hai hoàn cảnh khác nhau đó lại thành một gia đình và từ đó biết bao chuyện dở khóc dở cười diễn ra... Kể ra bộ phim khá hay, nhưng tớ lại ấn tượng nhất nhân vật bác sỹ nhi - người yêu của cô Holly. Bác sỹ có nói một câu nhớ đời mà những cặp nào đang yêu hay vợ chồng nào đang có xung đột lưu ý dùm 1 cái: "Nếu giữa anh và vợ cũ mà có thể cãi nhau được như vậy thì tụi anh đã không phải ly dị"...
Hai con người với hai tính cách, hai số phận, hai hoàn cảnh, hai nhận thức... khác nhau, khi tiến tới sống chung với nhau thì chuyện xích mích, hiểu lầm, cãi cự tất nhiên phải có. Nếu không có mâu thuẫn xảy ra thì mới là chuyện lạ, vấn đề là sau mỗi trận cãi vã nảy lửa đó, xử lý hệ quả như thế nào mới là cái đáng bàn...
Tất nhiên, sinh ra đời, chúng ta chẳng mang theo tài sản nào bên mình cả, thế nhưng, cái thứ tài sản vô hình đi cùng với ta bao năm tháng chính là cái Tôi to tổ chảng... Nghĩ, Nói hay Làm bất cứ việc gì cũng đều phục vụ cho cái Tôi của mình hết. Cả cuộc đời đấu tranh hơn thua, giành giật nhau từng tí một cũng chỉ nhằm mục đích nối dài đôi tay, nối dài đôi chân và mở rộng cái Tôi của mình ngày càng thêm to mà thôi.
Tuy vậy, khi sống chung với nhau hoặc khi đồng ý tham gia trong một mối quan hệ nào đó, tùy theo độ chênh giữa những cái Tôi mà xung đột ít hay nhiều. Độ chênh càng lớn thì xung đột càng lớn. Sống là một quá trình bào mòn độ chênh giữa những cái Tôi sao cho vừa vặn khít khao, dĩ nhiên không thể đòi hỏi tuyệt đối, nhưng càng ít chênh chừng nào thì càng tốt chừng đó.
Mâu thuẫn, hiểu lầm hay xung đột quyền lợi là một phần tất yếu cuộc sống. Sau
mỗi màn đấu khẩu, nếu cả hai đều biết nín nhịn cái Tôi của mình đi một chút thì
mọi chuyện sẽ dễ thở hơn nhiều. Điều đáng sợ nhất, như lời nói ý nhị của vị bác
sỹ trong bộ phim, đó chính là, sống chung với nhau mà cả hai coi nhau như không quen biết, ai cũng cố thủ trong cái Tôi to tướng của mình, đóng bít lại
mọi con đường của sự thỏa hiệp hay thấu hiểu mới chính là cách biến gia đình
trở thành địa ngục trần gian.
Trong đời sống vợ chồng cũng như trong tình yêu đôi lứa, mỗi người nên biết tận dụng hết mọi quan năng có thể có của mình để tỏ dấu hiệu về thiện chí muốn giảng hòa. Ánh mắt, nụ cười, lời nói, cử chỉ... đều có thể trở thành chiếc cầu nối hai con người khác biệt nhau tìm về chia sẻ những điểm chung có thể có. Dĩ nhiên là thiện chí chỉ có ý nghĩa khi cả hai cùng muốn xây đắp và giữ gìn mối quan hệ đó, chứ một người muốn giữ còn một người muốn buông thì thiện chí làm hòa đôi khi lại trở thành rào cản dẫn đến mệt mỏi cho cả hai.
Trong đời sống vợ chồng cũng như trong tình yêu đôi lứa, mỗi người nên biết tận dụng hết mọi quan năng có thể có của mình để tỏ dấu hiệu về thiện chí muốn giảng hòa. Ánh mắt, nụ cười, lời nói, cử chỉ... đều có thể trở thành chiếc cầu nối hai con người khác biệt nhau tìm về chia sẻ những điểm chung có thể có. Dĩ nhiên là thiện chí chỉ có ý nghĩa khi cả hai cùng muốn xây đắp và giữ gìn mối quan hệ đó, chứ một người muốn giữ còn một người muốn buông thì thiện chí làm hòa đôi khi lại trở thành rào cản dẫn đến mệt mỏi cho cả hai.
Việt Nam được liệt vào những nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới. Có những người mẹ đã từng phá thai đến 20 lần gây choáng váng cho những người tổ chức Trai đàn chẩn tế sản nạn, thai nhi tại các chùa. Hầu hết những người mẹ chưa sẵn sàng làm mẹ nhưng lại không làm chủ được hành vi của mình và phá thai được coi như là giải pháp tối ưu nhằm chối bỏ những việc làm mà họ đã gây ra. Ấy vậy mà lý do họ đưa ra lại là vì yêu con nên không nỡ để con ra đời?! Nhưng có thật sự là yêu đứa con trong bụng hay do muốn giữ gìn cái Tôi của mình trước dư luận?
Nhờ có cùng tình yêu thương Sophie mà Messer và Holly tưởng như rất khác biệt đó lại có thể nảy nở tình yêu. Nếu 1/10 những người mẹ trẻ đó có chút tình yêu - không phải là yêu bản thân mình - mà là yêu đứa con trong bụng mình - thì có lẽ những con số phá thai ở Việt Nam đã không đến mức báo động như vậy. Nếu ai cũng hiểu rằng - chỉ cần bớt ích kỷ đi một chút - nghĩ đến người khác một chút - thì có khó khăn nào mà không vượt qua được, xung đột nào không thể giải quyết được?!

Đã chấp nhận sống thì phải chấp nhận sống chung với những điều bất như ý.
Khó khăn chỉ là khó khăn khi ai cũng cố thủ trong cái Tôi ích kỷ của mình. Chấp nhận lùi một chút, mở lòng ra một chút... quanh ta thiếu gì những bàn tay sẵn sàng sẻ chia và nâng đỡ.
(11/10/12)
Tái bút:
Sợ vợ mình thì có gì phải ngại, sợ vợ hàng xóm mới đáng
ngại chứ nhỉ?!
Không có nhận xét nào:
- Có ý kiến gì xin để lại lời bình chia sẻ.
- Viết bằng tiếng Việt có dấu để dễ đọc hơn.
- Nếu không đăng nhập blog, vui lòng ghi tên thật để tiện trao đổi.
Xin chào và chúc sức khỏe!