Chào ngày mới bằng thông tin một số nhà Tư pháp VN đang tính sửa đổi Luật Hôn nhân gia đình, theo đó, cho phép nữ 16 tuổi được kết hôn, với lý do trẻ em bây giờ dậy thì sớm, tâm sinh lý phát triển đủ khả năng để làm mẹ... Thôi thì không bàn đến chuyện đúng hay sai, riêng cái khoản xây dựng Luật pháp chỉ để chạy theo hiện thực xã hội đã thấy tầm nhìn đến đâu của các nhà làm luật...
Nếu các bạn đã từng học Đại học, chí ít cũng trải qua vài tín chỉ về Pháp luật đại cương, Pháp luật VN... Dù chưa học Đại học thì ở cấp III, chúng ta cũng được học qua vài tính chất cơ bản của pháp luật... Dù không có đi học gì cả thì hàng ngày báo đài vẫn ra rả tuyên truyền: Sống và làm việc theo pháp luật...
Vậy mục đích của pháp luật là gì?
Nhìn dưới lăng kính các nước XHCN, pháp luật trước hết là công cụ nhằm bảo vệ lợi
ích của giai cấp cầm quyền, thứ nữa là cai trị các giai cấp khác, thứ nữa là nhằm
tạm thời điều hòa mâu thuẫn lợi ích giữa các giai cấp, thứ nữa là giữ cho xã hội ổn định,
trật tự. Tính minh bạch, công khai, bình đẳng... chỉ được xếp vào thứ yếu.
Nhìn dưới lăng kính các nước TBCN, theo hình thức Tam quyền phân lập, pháp luật được hiểu như một "khế ước", những người tham gia trong hợp đồng có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau trong việc thực thi những điều khoản đã ký kết. Những nghĩa vụ và quyền lợi được công khai hóa và tất cả những thành viên tham gia được quyền giám sát lẫn nhau.
Nhìn dưới lăng kính các nước TBCN, theo hình thức Tam quyền phân lập, pháp luật được hiểu như một "khế ước", những người tham gia trong hợp đồng có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau trong việc thực thi những điều khoản đã ký kết. Những nghĩa vụ và quyền lợi được công khai hóa và tất cả những thành viên tham gia được quyền giám sát lẫn nhau.
Tôi muốn đề cập đến khía cạnh khác của pháp luật, tạm thời gác lại yếu tố giai cấp. Không
phải vì tôi không đồng tình với chủ nghĩa Marx, chỉ đơn giản đó không phải là mục
đích tôi muốn đề cập trong bài viết này:
- Trước hết, pháp luật được coi là công cụ bảo vệ sự an ninh của mỗi thành viên tham gia. Giá trị về sự bình đẳng giữa con người với con người đã thai nghén cho sự ra đời của pháp luật. Pháp luật giúp cho kẻ yếu có tiếng nói "gần" bằng kẻ mạnh. Nếu không có những công cụ bảo vệ này, xã hội loài người sẽ quay trở về thời kỳ hoang dã. Sự ra đời của pháp luật chính là bước tiến lớn trong quá trình tiến hóa của nhân loại. Luật Tố tụng dân sự là minh chứng tiêu biểu.
- Thứ nữa, pháp luật được coi là hành lang pháp lý nhằm hướng dẫn lối đi chung cho số đông, thiếp lập một quy tắc ứng xử hài hòa giữa các thành viên trong xã hội. Nếu không có hành lang pháp lý này, mọi hoạt động sẽ trở nên bề bộn, công việc sẽ chồng lấn, lối đi sẽ bị cản trở. Luật Giao thông là một ví dụ cụ thể.
- Kế đến, pháp luật được coi là công cụ ngăn ngừa trước những hành động làm tổn hại đến lợi ích của cộng đồng. Những chế tài về mặt pháp luật, được sự hỗ trợ của nhà tù, cảnh sát... sẽ là vành đai vững chắc có tính chất răn đe nhằm bảo vệ lợi ích lâu dài của cộng đồng cũng như của mọi thành viên tham gia. Luật Hình sự là một điển hình rõ nét.
- Cuối cùng, pháp luật được coi là tấm bản đồ chỉ đường có tính chất định hướng xã hội cũng như của các thành viên tham gia. Tính chất định hướng này giúp các nhà quản lý xã hội bỏ qua những hiện tượng đơn lẻ, hướng các hoạt động kinh tế cũng như chính trị vì một mục tiêu chung nào đó. Luật Kinh tế ở VN thể hiện rõ nét tính định hướng XHCN, khác xa với các nước TBCN...
- Trước hết, pháp luật được coi là công cụ bảo vệ sự an ninh của mỗi thành viên tham gia. Giá trị về sự bình đẳng giữa con người với con người đã thai nghén cho sự ra đời của pháp luật. Pháp luật giúp cho kẻ yếu có tiếng nói "gần" bằng kẻ mạnh. Nếu không có những công cụ bảo vệ này, xã hội loài người sẽ quay trở về thời kỳ hoang dã. Sự ra đời của pháp luật chính là bước tiến lớn trong quá trình tiến hóa của nhân loại. Luật Tố tụng dân sự là minh chứng tiêu biểu.
- Thứ nữa, pháp luật được coi là hành lang pháp lý nhằm hướng dẫn lối đi chung cho số đông, thiếp lập một quy tắc ứng xử hài hòa giữa các thành viên trong xã hội. Nếu không có hành lang pháp lý này, mọi hoạt động sẽ trở nên bề bộn, công việc sẽ chồng lấn, lối đi sẽ bị cản trở. Luật Giao thông là một ví dụ cụ thể.
- Kế đến, pháp luật được coi là công cụ ngăn ngừa trước những hành động làm tổn hại đến lợi ích của cộng đồng. Những chế tài về mặt pháp luật, được sự hỗ trợ của nhà tù, cảnh sát... sẽ là vành đai vững chắc có tính chất răn đe nhằm bảo vệ lợi ích lâu dài của cộng đồng cũng như của mọi thành viên tham gia. Luật Hình sự là một điển hình rõ nét.
- Cuối cùng, pháp luật được coi là tấm bản đồ chỉ đường có tính chất định hướng xã hội cũng như của các thành viên tham gia. Tính chất định hướng này giúp các nhà quản lý xã hội bỏ qua những hiện tượng đơn lẻ, hướng các hoạt động kinh tế cũng như chính trị vì một mục tiêu chung nào đó. Luật Kinh tế ở VN thể hiện rõ nét tính định hướng XHCN, khác xa với các nước TBCN...
Yêu cầu đầu tiên của pháp luật là phải phù hợp với tình hình thực tiễn. Pháp luật
không phù hợp với hiện thực thì pháp luật sẽ trở thành chướng ngại trên con đường phát triển của
xã hội. Pháp luật đánh giá đúng hiện thực, dự đoán được nhu cầu và những
đòi hỏi đang diễn ra, chúng sẽ là động lực tạo đà rất lớn cho sự thăng tiến
của xã hội.
Tuy nhiên, pháp luật cứ bám sau đuôi sự thay đổi của thực tiễn thì tính nghiêm minh của pháp luật sẽ không còn. Cùng một hành động, hôm qua thì phạm pháp, hôm nay được hoan nghênh, ngày mai lại vào tù... vô tình biến pháp luật trở thành trò cười, không xứng là chuẩn mực, là công cụ có tính chất răn đe nữa.
Do vậy, yêu cầu thứ hai của pháp luật, đó không chỉ là sự phản ánh và tạo hành lang pháp lý cho thực tiễn xã hội, chúng còn phải biết định hướng các hoạt động chung về những giá trị có tính vĩnh hằng, vì một lý tưởng cao đẹp. Đồng ý rằng, những khái niệm nhân bản, công bằng, dân chủ, văn minh,... mãi chỉ là mơ ước nhưng một chế độ biết hướng xã hội về những giá trị như thế thường được coi là một chế độ tốt.
Tuy nhiên, pháp luật cứ bám sau đuôi sự thay đổi của thực tiễn thì tính nghiêm minh của pháp luật sẽ không còn. Cùng một hành động, hôm qua thì phạm pháp, hôm nay được hoan nghênh, ngày mai lại vào tù... vô tình biến pháp luật trở thành trò cười, không xứng là chuẩn mực, là công cụ có tính chất răn đe nữa.
Do vậy, yêu cầu thứ hai của pháp luật, đó không chỉ là sự phản ánh và tạo hành lang pháp lý cho thực tiễn xã hội, chúng còn phải biết định hướng các hoạt động chung về những giá trị có tính vĩnh hằng, vì một lý tưởng cao đẹp. Đồng ý rằng, những khái niệm nhân bản, công bằng, dân chủ, văn minh,... mãi chỉ là mơ ước nhưng một chế độ biết hướng xã hội về những giá trị như thế thường được coi là một chế độ tốt.
Muốn biết tầm nhìn của người xây dựng luật đến đâu,
chỉ cần nhìn xem Bộ luật đó có hiệu lực trong bao lâu.
Có những Bộ luật mới chỉ được ban hành, chưa có thông tư hướng dẫn,
nhưng chúng đã lạc hậu, hoặc có một Bộ luật khác ra đời phủ định nó.
Tầm nhìn đó bao xa nhỉ???
(11/7/12)
Không có nhận xét nào:
- Có ý kiến gì xin để lại lời bình chia sẻ.
- Viết bằng tiếng Việt có dấu để dễ đọc hơn.
- Nếu không đăng nhập blog, vui lòng ghi tên thật để tiện trao đổi.
Xin chào và chúc sức khỏe!