Người ta không tự tại vì bám víu vào cái thân ngũ uẩn là có thật, bởi coi ngũ uẩn là có thật nên thường mang vác cái khổ ách
trên vai.
Này Trí Không, ông lầm rằng Có và Không là hai thực thể riêng biệt: Có khác với Không, Không khác với Có... vì thế nên mới dính mắc vào Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức...
Này Trí Không, ông tưởng rằng thực có năm hình tướng của thực tại, có năm giác quan của thân thể, có năm đối tượng ham muốn của giác quan... vì thế nên mới chấp trước vào sinh diệt, dơ sạch, thêm bớt...
Này Trí Không, vì ngỡ có sở đắc, nên thấy có chướng ngại; vì thấy chướng ngại nên thường sợ hãi; vì thường sợ hãi nên sống trong mộng tưởng đảo điên. Chúng sinh ba đời, tự ràng buộc trong sự được mất nên mãi trôi lăn trong sinh tử luân hồi.
Này Trí Không, ông nên biết rằng, ngũ uẩn do nương gá nhau mà hình thành nên không có thực tánh. Do không có thực tánh nên ngũ căn chỉ là phương tiện giao tiếp, ngũ cảnh chỉ là đối tác tương duyên.
Đừng bám víu vào hai mặt đối đãi của hiện tượng, đừng bám víu vào ngữ cú giả danh. Nếu thấu triệt được thực tánh của vạn pháp là duyên sinh duyên diệt, thì sẽ giải trừ mọi khổ ách, sống trong tự tại miên trường.
Này Trí Không, ông lầm rằng Có và Không là hai thực thể riêng biệt: Có khác với Không, Không khác với Có... vì thế nên mới dính mắc vào Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức...
Này Trí Không, ông tưởng rằng thực có năm hình tướng của thực tại, có năm giác quan của thân thể, có năm đối tượng ham muốn của giác quan... vì thế nên mới chấp trước vào sinh diệt, dơ sạch, thêm bớt...
Này Trí Không, vì ngỡ có sở đắc, nên thấy có chướng ngại; vì thấy chướng ngại nên thường sợ hãi; vì thường sợ hãi nên sống trong mộng tưởng đảo điên. Chúng sinh ba đời, tự ràng buộc trong sự được mất nên mãi trôi lăn trong sinh tử luân hồi.
Này Trí Không, ông nên biết rằng, ngũ uẩn do nương gá nhau mà hình thành nên không có thực tánh. Do không có thực tánh nên ngũ căn chỉ là phương tiện giao tiếp, ngũ cảnh chỉ là đối tác tương duyên.
Đừng bám víu vào hai mặt đối đãi của hiện tượng, đừng bám víu vào ngữ cú giả danh. Nếu thấu triệt được thực tánh của vạn pháp là duyên sinh duyên diệt, thì sẽ giải trừ mọi khổ ách, sống trong tự tại miên trường.
Nay trao cho ông thần chú, dùng nó mà chiến thắng chính mình:
vượt qua, vượt qua, mãi vượt qua, đừng bám víu vào bất cứ điều gì!
vượt qua, vượt qua, mãi vượt qua, đừng bám víu vào bất cứ điều gì!
(30/5/12)
-------------------------------------------
BÁT NHÃ TÂM KINH
Bản tiếng Phạn
------------------
BÁT NHÃ TÂM KINH
Bản tiếng Việt
Bồ tát Quán tự tại khi thực hành Bát nhã ba la mật đa sâu xa soi thấy năm
uẩn đều không, vượt qua mọi khổ ách.
Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là
không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.
Xá Lợi Tử! Tướng không các pháp đây, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ
chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt. Cho nên, trong không, không sắc, không
thọ, tưởng, hành, thức; không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không sắc,
thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới cho đến không ý thức giới;
không vô minh cũng không vô minh hết; cho đến không già chết, cũng không
già chết hết; không khổ, tập, diệt, đạo; không trí cũng không đắc.
Bởi không sở đắc, Bồ tát nương Bát nhã ba la mật đa, nên tâm không
mắc ngại; vì không mắc ngại nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo,
rốt ráo niết bàn. Chư Phật ba đời nương Bát nhã ba la mật đa nên chứng a
nậu đa la tam miệu tam bồ đề.
Nên biết Bát nhã ba la mật đa là chú thần lớn, là chú minh lớn, là
chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng, trừ hết mọi khổ ách, chắc thật
vì không dối.
Nên nói chú Bát nhã ba la mật đa, nên nói chú rằng: Yết đế, Yết đế,
Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề, Tát bà ha.
---------------------------
BÁT NHÃ TÂM KINH
Bản tiếng Hán
觀自在菩薩。行深般若波羅蜜多時。照見五蘊皆空。度一切苦厄。
舍利子。色不異空。空不異色。色即是空。空即是色。受想行識亦復如是。
舍利子。是諸法空相。
不生不滅。不垢不淨不增不減。是故空中。無色。無受想行識。無眼耳鼻舌身意。無色聲香味觸法。無眼界。乃至無意識界。無無明。亦無無明盡。乃至無老死。亦
無老死盡。無苦集滅道。無智亦無得。以無所得故。菩提薩埵。依般若波羅蜜多故。心無罣礙。無罣礙故。無有恐怖。遠離顛倒夢想。究竟涅槃。
三世諸佛。依般若
波羅蜜多故。得阿耨多羅三藐三菩提。故知般若波羅蜜多。是大神咒。是大明咒是無上咒。是無等等咒。能除一切苦。真實不虛故說般若波羅蜜多咒即說咒曰
揭帝揭帝 般羅揭帝 般羅僧揭帝菩提僧莎訶
-------------------------------------------BÁT NHÃ TÂM KINHBản tiếng Anh
THE HEART SUTRA
Om Homage to the Perfection of Wisdom the Lovely, the Holy !
Avalokita, the Holy Lord and Bodhisattva, was moving in the deep course of the Wisdom which has
gone beyond. He looked down from on high, He beheld but five heaps, and He saw that in their own-being they were
empty.
Here, O Sariputra,
form is emptiness and the very emptiness is form ; emptiness does not
differ from form, form does not differ from emptiness, whatever is
emptiness,
that is form, the same is true of feelings, perceptions, impulses, and
consciousness. Here, O Sariputra, all dharmas are marked with emptiness ;
they are not produced or stopped, not defiled or immaculate, not
deficient or complete.
Therefore, O
Sariputra, in emptiness there is no form nor feeling, nor perception,
nor impulse, nor consciousness ; No eye, ear, nose, tongue, body, mind ;
No forms, sounds, smells, tastes, touchables or objects of
mind ; No sight-organ element, and so forth, until we come to : No
mind-consciousness element ; There is no ignorance, no extinction of
ignorance, and so forth,
until we come to : There is no decay and death, no extinction of decay
and death. There is no
suffering, no origination, no stopping, no path. There is no cognition,
no attainment and no non-attainment.
Therefore, O Sariputra, it is because of his non-attainmentness that a Bodhisattva, through having relied on the Perfection of
Wisdom, dwells without thought-coverings. In the absence of thought-coverings he has not been
made to tremble, he has overcome what can upset, and in the end he attains to Nirvana.
All those who appear as Buddhas in the three periods of time fully awake to the utmost, right and
perfect Enlightenment because they have relied on the Perfection of Wisdom.
Therefore one should know the prajnaparamita as the great spell, the spell of great knowledge, the
utmost spell, the unequalled spell, allayer of all suffering, in truth -- for what could go wrong ? By
the prajnaparamita has this spell been delivered. It runs like this :
gate gate paragate parasamgate bodhi svaha.
( Gone, gone, gone beyond, gone altogether beyond, O what an awakening, all-hail ! -- )
This completes the Heart of perfect Wisdom.
(Translated by E. Conze)
------------------------------------
Không có nhận xét nào:
- Có ý kiến gì xin để lại lời bình chia sẻ.
- Viết bằng tiếng Việt có dấu để dễ đọc hơn.
- Nếu không đăng nhập blog, vui lòng ghi tên thật để tiện trao đổi.
Xin chào và chúc sức khỏe!