Hai kỳ trước, tớ đã giới thiệu hai tác
giả phương Tây, một của Đức, một của Na Uy. Cả hai đều có những ngôn ngữ và
phong cách riêng của mình trong lộ trình tìm kiếm và khám phá chân lý. Việt Nam
ta thì sao?
Hôm nay, tớ muốn gửi đến các bạn một đại tác gia khác - người Việt Nam - cũng có phong thái rất riêng, mà theo tớ, không thua kém bất kỳ tác gia nào khác trên thế giới, trong việc khám phá kho tàng ẩn mật của chân tâm huyền diệu. Đó chính là luật sư, học giả, nhà thơ, cư sỹ Tịnh Liên - Nghiêm Xuân Hồng, qua tiểu thuyết Trang Tôn kinh huyền hoặc.
Trước khi giới thiệu một số nét chính của tác phẩm, xin giới thiệu một chút về ông, do hoàn cảnh lịch sử, ông di cư sang Hoa Kỳ từ năm 1975 nên có thể nhiều bạn ngày nay khó biết.
Tịnh Liên - Nghiêm Xuân Hồng, sinh năm 1920 tại Hà Đông, hành nghề luật sư từ năm 1953. Di cư vào Nam năm 1954, có thời gian làm bộ trưởng cho chế độ cũ. Trước năm 1975, ông chủ yếu viết sách về chính trị, triết học và văn chương. Sau năm 1975, ông chuyển sang nghiên cứu Phật giáo, giảng dạy Phật học Đại thừa cho một số ngôi chùa ở Mỹ. Đến ngày 7 tháng 5 năm 2000, ông mất tại bang California - Hoa Kỳ.
Một số tác phẩm của ông:
Trước năm 1975: Đi tìm một căn bản tư tưởng (1957), Lịch trình diễn tiến của phong trào quốc gia Việt Nam (1959), Xây dựng nhân sinh quan (1960), Luyến ái quan qua triết thuyết và tình sử (1961), Cách mạng và hành động (1962), Người viễn khách thứ mười (1963), Từ binh pháp Tôn Ngô đến chiến lược nguyên tử (1965), Việt Nam nơi chiến trường trắc nghiệm (1966), Biện chứng giải thoát trong tư tưởng Ấn Độ (1966), Biện chứng giải thoát trong giáo lý Trung Hoa (1967), Nguyên tử hiện sinh và hư vô (1969).
Sau năm 1975: Lăng kính Đại thừa (1982), Tánh Không và Kinh Kim Cang (1983), Lăng Nghiêm ảnh hiện (1983), Nguồn thiền như huyễn (1984), Mật tông và kinh Đại thừa (1986), Trang Tôn kinh huyền hoặc (1988 - 1991)...
Hầu hết những tác phẩm của ông là sách nghiên cứu, biên khảo. Ngoài ra, ông còn sáng tác kịch, thơ, viết báo... Trang tôn kinh huyền hoặc là tiểu thuyết, gồm 4 tập, được xuất bản từ năm 1988 đến năm 1991 tại hải ngoại. Ở Việt Nam, thật đáng tiếc, chúng chỉ được lưu hành nội bộ, nếu không muốn nói là sách in lậu. Tớ may mắn được tiếp cận với tác phẩm này vào năm 2002, trong một lần lang thang phố xá và bắt gặp chúng bày bán ở vỉa hè... Sau 10 năm, lục lọi tủ sách tìm về tác phẩm, cảm giác xao xuyến nâng nâng cứ như vừa mới hôm qua...
Trang Tôn kinh huyền hoặc là tiểu thuyết diễn bày về quá trình tìm kiếm Chân kinh của anh chàng Thạch Sach - một nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam. Bối cảnh câu chuyện là thời Âu Lạc, vì thế trong tác phẩm, ông cũng sử dụng đến nhiều nhân vật và địa danh đậm chất Việt Nam khác như Mỵ Ê, Phong Châu, vua Âu Lạc... Ngoài những nhân vật đậm chất Việt Nam ra, còn một tuyến nhân vật khác, là danh hiệu của các vị Bồ tát, thiên thần trong Phật giáo như Thiện Tài đồng tử, Văn Thù Bồ tát, Long Thọ Bồ tát, Long Cuồng Huệ (chỉ loài rồng), Càn Thát bà (chỉ cõi trời), A Tu La (chỉ loài ma)... Cảm hứng cho sự ra đời của Trang Tôn kinh huyền hoặc, như có lần ông trả lời trong một bài phỏng vấn, chính là tác phẩm Tây du ký của Ngô Thừa Ân.
Tư tưởng chính trong tiểu thuyết được ông triển khai, chủ yếu nằm trong ba bộ kinh lớn của Phật giáo Đại thừa là Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Lăng Nghiêm và Kinh Lăng già.
Kinh Hoa Nghiêm diễn bày bản thể hoa tạng của pháp giới trong sự dung thông vô ngại, đồng thời nói về lộ trình học đạo qua 53 vị Bồ tát của Thiện Tài đồng tử.Kinh Lăng Nghiêm triển khai về thế giới tâm thức, các cảnh giới tu chứng trong thiền định và những ảo ảnh do 50 hiện tượng ấm ma chi phối làm mờ mất bản tâm thanh tịnh của mỗi chúng ta.Kinh Lăng già là sự kết hợp giữa tư tưởng A lại gia và Như Lai tạng. Kinh, một mặt y cứ nghĩa nhiễm ô của A Lại Da thức mà trình bày thế giới hiện tượng vật lý, tâm lý hữu lậu, rồi hội quy chúng về tự tâm thanh tịnh; một mặt y cứ vào nghĩa thanh tịnh mà đề cập đến cảnh giới thanh tịnh, giác ngộ, giải thoát, thành Phật hay cảnh giới bất tư nghì, tự giác Tánh trí của chân tâm.
Trong Kinh Hoa Nghiêm, khởi sự cho lộ trình tìm đạo của Thiện Tài đồng tử là hội Phổ Chiếu Pháp giới ở chùa Đại Tháp, do Ngài Văn Thù Bồ tát
- biểu tượng trí tuệ của Phật giáo - giảng thuyết. Sau buổi giảng, khởi lên trong
tâm thức hành giả Thiện Tài những suy tư lớn lao về chân lý của tồn tại. Dưới
ánh trăng lung linh của đêm rằm, Thiện Tài quyết định từ giã cha mẹ,
xuất gia học đạo.
Trong Trang Tôn kinh huyền hoặc, cũng dưới ánh trăng vàng lung linh chiếu tỏa, chàng Thạch Sanh của nước Việt thân yêu cũng đã khởi sự cho mình một lộ trình tìm đạo như chàng Thiện Tài năm nào của pháp hội Phổ Chiếu. Lộ trình của Thạch Sanh, không hẳn là lộ trình tìm kiếm chân kinh hay tìm một vị minh sư uyên bác ở thế giới bên ngoài, mà đúng hơn, đó chính là lộ trình phản tỉnh vào chính nội tâm của mình. Quá trình tìm đạo của Thạch Sanh chính là quá trình gỡ bỏ dần dần những ảo tưởng bị sai sử bởi các ấm ma. Mỗi nhân vật, mỗi suy tư, mỗi hoạt cảnh, mỗi diễn biến được mô tả trong truyện mà Thạch Sanh phải đối diện chính là sự phóng chiếu của tâm thức mê mờ điên đảo, là sự vây bủa của khát ái cuồng si...
Xin trích dẫn một vài đoạn thơ do chính Nghiêm Xuân Hồng sáng tác, có xuất hiện đôi chỗ trong truyện:
Mây cũng xưa rồi nước cũng xưa
Thu gầy ngơ ngác thoảng hương thừa
Ðất trời thăm thẳm trùng trùng hiện
Nổi khúc hư tình nặng hạt mưa....
Thu gầy ngơ ngác thoảng hương thừa
Ðất trời thăm thẳm trùng trùng hiện
Nổi khúc hư tình nặng hạt mưa....
….
Xin biến thức tâm tôi thành hoa đàm Không tuệ
Biến ái tâm thành lượn sáng Hóa thân
Ðể vỗ cánh vượt muôn trùng không xiết kể
Ẩn thân mình làn mây sáng lung linh
Biến ái tâm thành lượn sáng Hóa thân
Ðể vỗ cánh vượt muôn trùng không xiết kể
Ẩn thân mình làn mây sáng lung linh
...
Nay tụng Trang kinh thấy rõ ràng
Tờ hoa lặng lẽ HIỆN trăng vàng
Trăng vàng bỗng vỡ thành muôn mảnh
Hóa hiện hình hài ngập thế gian...
Tờ hoa lặng lẽ HIỆN trăng vàng
Trăng vàng bỗng vỡ thành muôn mảnh
Hóa hiện hình hài ngập thế gian...
Là tỉnh là say là vậy đó
Là tâm mê sảng hiện trần ai
Trần ai lớp lớp trùng trùng xoáy
Khởi đại phong luân vẽ thế gian
Là tâm mê sảng hiện trần ai
Trần ai lớp lớp trùng trùng xoáy
Khởi đại phong luân vẽ thế gian
...
Nắng vàng từ thuở nguyên sơ
Mây bâng khuâng nối tình thu ngập ngừng
Lá mây mở lớp chập chùng
Lớp nào là lớp huyền tâm hỡi người?
Lá xanh ngậm đắng ánh trời
Mây lơ lửng rải tình đời khó nguôi
Mây bâng khuâng nối tình thu ngập ngừng
Lá mây mở lớp chập chùng
Lớp nào là lớp huyền tâm hỡi người?
Lá xanh ngậm đắng ánh trời
Mây lơ lửng rải tình đời khó nguôi
***
Xin trích dẫn một vài dòng trong Lời tựa của tác phẩm gửi các bạn đọc
chơi:
- Hoa Trăng hay Trăng Hoa?... Hoa Trăng dịch nôm từ tên một loài hoa: Hoa Nguyệt Quế, cánh nhỏ, màu trắng như sương, thơm ngát. Và Nguyệt Quế là tên vầng trăng rằm tháng giêng ở Quỳnh Hải (Quỳnh Hải nguyên tiêu) khởi thành mười hai nhân duyên chập chùng cho cõi phù sinh này. Nhưng đảo ngược chữ Hoa Trăng thành Trăng Hoa thì hốt nhiên mở ra những chân trời đọa đày viễn mộng khác: cõi ái ân trai gái, cũng trùng trùng duyên khởi như sóng nước bao la... Phải chăng chuyện trai gái trăng hoa mãi mãi là một công án? Mãi mãi là tiếng thầm thì bí ẩn như mật ngôn của sóng gió vỗ vào bờ đá dưới trăng rằm?...
- Mỗi lần gió thổi là một lần sóng vỗ. Mỗi lần sóng vỗ là một lần lay động ánh trăng. Mỗi lần ánh trăng lay động là một lần vang dội âm ba. Cái khoảnh khắc hiện tại bỗng là thiên thu ẩn mật. Và đó chính là mật ngôn, là diệu âm, đã đánh thức, và giác ngộ chúng sanh, trong hoa trăng nghiêm mật...
- Cho nên tiểu thuyết đặt tên là Trang Tôn Kinh Huyền Hoặc. Cái đặc biệt là trong sự huyền - hoặc - mơ - hồ - đến - hồ - đồ - bỡn - cợt kia lại mở ra và khép lại bằng một lời - kinh - kỳ - bí - đến - nghiêm - trang. Chiếc thang của truyện là mỗi tờ giấy trắng chữ đen. Chiếc thang của giấy mực lại là cỏ cây hoa lá chốn rừng xanh núi biếc. Và chiếc thang của tâm linh ngoi mãi nơi bùn lầy để bước vào đóa hoa sen kỳ lạ: Hoa Nghiêm...
- Phải chăng tác giả Nghiêm Xuân Hồng muốn người đọc, đọc lại thơ Nguyễn Du, đọc lại lời kinh xưa chưa hiển lộ. Ðọc lại lòng mình, tâm tư mình, không vang bóng, chẳng bóng vang. Cái tâm của Như Lai chân diện mục. Tác giả muốn đục bỏ mọi giả - hiện của thế - gian, để phát khởi đại - bi - tâm... Cho nên, có Thạch Sanh thì phải có Long Cuồng Huệ, có Long Cuồng Huệ thì phải có Càn Thát Bà, có Càn Thát Bà thì phải có Phi Ly và tất cả. Có tất cả phải xoay quanh công chúa Mỵ Ê là bóng của hoa. Bóng của hoa là nắng, hình của hoa là trăng... Giữa Hoa Nắng và Hoa Trăng là chuyện tình Trang Tôn kinh huyền hoặc...
A Di Đà Phật
Trả lờiXóaxin hoan hỷ cho con hỏi, con muốn thỉnh bộ Trang Tôn Kinh Huyễn Hoặc, thỉnh ở đâu ạ ?
Dạ ở nhà sách cũ bạn ạ :)
XóaCho con hoi dia chi nha sach cu a, con tim khoang 10 nha sach cu ma ko co
Trả lờiXóaBây giờ mình không ở Sài Gòn nên cũng khó biết địa chỉ cụ thể bạn ạ
XóaTôi có tập 1& 2. Quí vị nào cần bản photo, xin liên hệ email: kimquartz19@gmail.com.
Trả lờiXóaTK.
Đọc đc tập 1 đã6 năm nay,huac đọc tiếp tập 2. Mong có duyên đc gặp...
Trả lờiXóa