Hôm qua chúng ta đã điểm qua một trong những đặc tính quan trọng của các vị minh triết đích thực chính là sự hồn nhiên.... Lý thuyết là như vậy nhưng thực tế để sống được như những con người đó thì không phải là nhiều...
Dẫu biết tất cả những con người đó cũng cần đến ăn để sống, cũng cần áo để mặc... và để có cái mà ăn, có cái để mặc thì họ cũng phải lao động, cũng phải kiếm tiền, cũng phải lao mình vào thực tại... Sự khác biệt lớn nhất giữa họ với chúng ta không phải là phương cách lao tác mà chính là thái độ tiếp cận và xác định mục tiêu: Họ kiếm tiền để nuôi thân và nuôi thân để làm gì?.... Chính thái độ và mục tiêu đó khiến ta thấy có người là thánh nhân và có người chỉ là kẻ bình thường...
Trong cuộc sống đời thường, khó ai có thể có một cách sống ung dung tự tại được như họ... Để làm được những điều như họ cần hội tụ rất nhiều yếu tố... Vì thế hôm nay mình sẽ cung cấp cho các bạn một chìa khóa khác để tiếp cận cánh cửa của hạnh phúc... mà không nhất thiết phải đi qua cùng một cánh cửa như họ...
Có lẽ các bạn đã quá mệt mỏi khi cứ phải vác cái mặt trơ trơ đến công ty, cảm xúc muốn bứt phá mà thực tại luôn kìm nén lại, miệng muốn nói sự thật nhưng hoàn cảnh không cho phép... và rất rất nhiều trường hợp chúng ta cứ phải sống giả.... cười gượng và nói gượng... buồn đau cũng giả tạo và hạnh phúc cũng nhạt nhẽo...
Một trong những khái niệm mà mình muốn cung cấp đến cho các bạn vào buổi sáng chủ nhật đẹp trời hôm nay là khái niệm "vai trò".... Thuật ngữ này được sử dụng trong chuyên ngành Xã hội học, và nếu mình nhớ không lầm là của Dukheim - một nhà Xã hội học người Pháp sống vào khoảng thế kỷ XVIII. Ông ta đã biến thể khái niệm "vai diễn" trong nghệ thuật sân khấu để đề cập đến một trong những trọng điểm của chuyên ngành Xã hội học là "vai trò" trong xã hội...
Xã hội là một sân khấu lớn và mỗi chúng ta là những vai diễn nhỏ trong sân khấu đó. Sân khấu mà chúng ta thường coi trong phim ảnh là hình thức thu nhỏ của xã hội, miêu tả một hoàn cảnh cụ thể với những nút "thắt" và "mở" một cách cụ thể, vì thế sân khấu nhỏ đòi hỏi có một vai diễn chính và nhiều vai diễn phụ xoay quanh đó để làm nổi bật được chủ đề mà người biên kịch, người đạo diễn muốn gửi đến người xem...
Trong khi đó ở sân khấu cuộc đời, nhìn trong bối cảnh toàn thể thì không có ai là vai diễn chính hay vai diễn phụ. Chúng ta có thể chỉ là anh hề trong hoạt cảnh này nhưng lại là vai diễn chính trong hoạt cảnh khác. Chẳng hạn đối với lĩnh vực chính trị, có lẽ chúng ta chỉ là phó thường dân thôi nhưng trong gia đình nhỏ của ta thì ta chính là "con giời"...
Khi ở công ty, bạn là nhân viên... Giao tiếp bạn bè, bạn là một người bạn... Về nhà, bạn là một người con của cha mẹ bạn và lại là cha mẹ của con cái bạn... Nói chung cùng một con người thôi nhưng chúng ta có rất nhiều vai diễn... Nho giáo - một học thuyết khá vĩ đại của phương Đông đã tóm lược các mối quan hệ đó trong 3 vai diễn cơ bản, tạm gọi là Tam cương (quân - thần, phụ - tử, phu - phụ)... Ta cũng có thể nhìn thấy có 4 mối quan hệ qua khái niệm Tứ ân của Phật giáo (Ân tam bảo, Ân cha mẹ, ân thầy tổ, ân đàn na tín thí)....
Thực tế, theo cách nhìn của mình, ta có thể tóm lược vài mối quan hệ đó như sau:
1. Quan hệ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo (chính trị, kinh tế...)
2. Quan hệ huyết thống (cha mẹ, con cái, bà con...)
3. Quan hệ tình cảm (vợ chồng, bạn bè, người yêu...)
4. Quan hệ trao đổi (công việc, xã giao...)
Nếu tóm lược một cách khái quát hơn nữa, ta chỉ cần đến 2 mà thôi:
1. Quan hệ chi phối
2. Quan hệ ảnh hưởng.
Trong mối quan hệ chi phối, ta bị chi phối bởi những người có vai trò cao hơn ta (cấp trên, cha mẹ...) và ta cũng chi phối người có vai trò thấp hơn ta (cấp dưới, con cái...). Trong quan hệ ảnh hưởng, hai vai trò là cân bằng nhau, điển hình rõ nét nhất là trong quan hệ tình yêu, bạn bè, và trao đổi. Sự phân chia như vậy chỉ có tính chất tương đối, thực tế quan hệ chi phối và quan hệ ảnh hưởng tương hỗ và không ngừng chuyển hóa lẫn nhau.
Dù trong bất kỳ mối quan hệ nào, mỗi chúng ta đều chỉ là mắt lưới trong một tấm lưới vĩ đại. Không ai có thể tự tách mình ra khỏi tấm lưới để đứng cao hơn người khác. Ngoài trời còn có trời, không có cái NHẤT tuyệt đối trong các mối quan hệ...
Trong từng mối quan hệ nhất định hay trong từng vai diễn nhất định, chúng ta đều có những việc PHẢI làm mà dù muốn dù không chúng ta cũng không được phép tách rời hay đứng trên điều đó. Trong cuộc chơi lớn của thế giới, chúng ta cần đến Công pháp quốc tế... trong phạm vi một quốc gia, chúng ta cần đến Hiến pháp... trong phạm vi một tập thể nhất định, chúng ta cần đến nội quy... trong phạm vi gia đình chúng ta cần đến gia pháp... trong quan hệ giữa hai người chúng ta cần đến quy ước và... trong từng cá nhân, chúng ta cần đến lý tưởng để định hướng cuộc đời của chính ta...
Nói tóm lại, trong bất kỳ mối quan hệ nào, nếu chúng ta muốn đóng cho tròn vai diễn, chúng ta phải tuyệt đối tuân thủ luật chơi của nó... Không ai có thể tách mình ra khỏi luật chơi mà có thể chơi tốt và chơi đẹp được cả...
Vậy chúng ta làm thế nào để có thể vẫn cân bằng được các vai diễn mà vẫn không đánh mất mình hay để cho vai diễn che đậy mất luôn khuôn mặt thật của ta?
Câu trả lời của Trí Không là: hãy xác định rõ phạm vi cũng như nguyên tắc của cuộc chơi...
Khi ta ở công ty, ta chỉ bàn đến công việc, đóng cho tròn vai diễn của mình trong hoạt cảnh đó. Đừng bê công việc, các chức vị xã hội về gia đình hoặc trong các mối quan hệ khác. Chẳng hạn, nếu tôi là chủ tịch nước. Tôi nhất định chỉ là chủ tịch nước hoặc là thủ tướng trong văn phòng thôi. Khi đến chơi với bạn bè, phải quên mình là chủ tịch hay thủ tướng đi, đặc biệt đừng đem cái cương vị chủ tịch hay thủ tướng đó về nhà đe nẹt vợ con... Nếu không chẳng ai muốn làm đệ nhất phu nhân của chúng ta đâu...
Công việc là công việc, bạn bè là bạn bè, tình yêu là tình yêu... Đừng trộn tất cả vào chung một rọ... Đem trộn lẫn tất cả mối quan hệ đó thành một chúng ta sẽ chỉ làm rối loạn và hỏng hóc mọi cuộc chơi...
Khi ta đứng trước một cuộc chơi lớn, ta tuân thủ luật của số đông... Khi ta đứng trước một cuộc chơi nhỏ, ta tuân thủ luật của số ít... Khi ta chỉ có hai người, ta tuân thủ luật chơi mà chỉ có hai người quy ước cho nhau và khi ta ở một mình ta tuân thủ luật chơi do chính mình tạo ra...
Đừng đóng một vai diễn nào cố định nếu không ta sẽ quên mất khuôn mặt thật của ta... Nhưng cũng đừng lầm tưởng vai diễn đó là khuôn mặt thật của ta nếu không ta sẽ không còn mục tiêu tìm kiếm khuôn mặt thật của mình...
Đừng nhầm lẫn vai diễn trong các hoạt cảnh mà ta đang sống nếu không ta sẽ làm khổ chính ta và làm khổ lây đến người khác... Hãy đóng tốt, đóng đẹp vai diễn mà mình đã chọn còn kết quả như thế nào còn phụ thuộc vào đối tác và nhiều điều kiện khác trong cuộc chơi đó...
Khi sân khấu đã buông rèm tất cả chúng ta là bình đẳng nhau... nhưng khi lên sân khấu thì sẽ lại xuất hiện vua quan và cận thần... Đừng lấy một hoạt cảnh nào đó xét đoán cuộc đời nhưng cũng đừng bỏ rơi sân khấu để chỉ sống cho riêng mình...
Cái quan trọng nhất trong tất cả những cái quan trọng đó là sống trọn vẹn, sống hết mình và sống chân thành trong từng vai diễn. Kẻ nào sống giả tạo với chính mình kẻ đó đang làm lỡ, không, nói chính xác hơn, kẻ đó đang uống thuốc độc tự tử cuộc đời mình... Cuối cùng, mượn Socrate để tỏ tình với bà con: Hãy biết mình là ai?!
Cuộc đời cần có Lão Tử như là mẫu mực của sự hồn nhiên nhưng cuộc đời cũng rất cần đến Khổng Tử như là điển hình của sự dấn thân không ngừng... Cuộc đời cần có Trang Tử như là hình mẫu thoát ly xã hội nhưng cuộc đời cũng cần đến Mạnh Tử, đến Tuân Tử, đến Khuất Nguyên... như là tiêu chuẩn của con người xã hội...
... Có những trường hợp Trí Không là một người bạn tâm tình sẻ chia... Có những trường hợp Trí Không là một chàng trai trẻ đang sống hết mình trong tình yêu... Có những trường hợp Trí Không là một đứa trẻ con nhõng nhẽo đến phì cười và cũng có những trường hợp Trí Không là một người cực kỳ bí hiểm đang ngồi đâu đó trầm tư về thân phận con người... Và dù Trí Không có là ai đi chăng nữa thì Trí Không lúc nào cũng sống thật, sống hết mình và sống chân thành trong từng hoàn cảnh...
Dẫu biết tất cả những con người đó cũng cần đến ăn để sống, cũng cần áo để mặc... và để có cái mà ăn, có cái để mặc thì họ cũng phải lao động, cũng phải kiếm tiền, cũng phải lao mình vào thực tại... Sự khác biệt lớn nhất giữa họ với chúng ta không phải là phương cách lao tác mà chính là thái độ tiếp cận và xác định mục tiêu: Họ kiếm tiền để nuôi thân và nuôi thân để làm gì?.... Chính thái độ và mục tiêu đó khiến ta thấy có người là thánh nhân và có người chỉ là kẻ bình thường...
Trong cuộc sống đời thường, khó ai có thể có một cách sống ung dung tự tại được như họ... Để làm được những điều như họ cần hội tụ rất nhiều yếu tố... Vì thế hôm nay mình sẽ cung cấp cho các bạn một chìa khóa khác để tiếp cận cánh cửa của hạnh phúc... mà không nhất thiết phải đi qua cùng một cánh cửa như họ...
Có lẽ các bạn đã quá mệt mỏi khi cứ phải vác cái mặt trơ trơ đến công ty, cảm xúc muốn bứt phá mà thực tại luôn kìm nén lại, miệng muốn nói sự thật nhưng hoàn cảnh không cho phép... và rất rất nhiều trường hợp chúng ta cứ phải sống giả.... cười gượng và nói gượng... buồn đau cũng giả tạo và hạnh phúc cũng nhạt nhẽo...
Một trong những khái niệm mà mình muốn cung cấp đến cho các bạn vào buổi sáng chủ nhật đẹp trời hôm nay là khái niệm "vai trò".... Thuật ngữ này được sử dụng trong chuyên ngành Xã hội học, và nếu mình nhớ không lầm là của Dukheim - một nhà Xã hội học người Pháp sống vào khoảng thế kỷ XVIII. Ông ta đã biến thể khái niệm "vai diễn" trong nghệ thuật sân khấu để đề cập đến một trong những trọng điểm của chuyên ngành Xã hội học là "vai trò" trong xã hội...
Xã hội là một sân khấu lớn và mỗi chúng ta là những vai diễn nhỏ trong sân khấu đó. Sân khấu mà chúng ta thường coi trong phim ảnh là hình thức thu nhỏ của xã hội, miêu tả một hoàn cảnh cụ thể với những nút "thắt" và "mở" một cách cụ thể, vì thế sân khấu nhỏ đòi hỏi có một vai diễn chính và nhiều vai diễn phụ xoay quanh đó để làm nổi bật được chủ đề mà người biên kịch, người đạo diễn muốn gửi đến người xem...
Trong khi đó ở sân khấu cuộc đời, nhìn trong bối cảnh toàn thể thì không có ai là vai diễn chính hay vai diễn phụ. Chúng ta có thể chỉ là anh hề trong hoạt cảnh này nhưng lại là vai diễn chính trong hoạt cảnh khác. Chẳng hạn đối với lĩnh vực chính trị, có lẽ chúng ta chỉ là phó thường dân thôi nhưng trong gia đình nhỏ của ta thì ta chính là "con giời"...
Khi ở công ty, bạn là nhân viên... Giao tiếp bạn bè, bạn là một người bạn... Về nhà, bạn là một người con của cha mẹ bạn và lại là cha mẹ của con cái bạn... Nói chung cùng một con người thôi nhưng chúng ta có rất nhiều vai diễn... Nho giáo - một học thuyết khá vĩ đại của phương Đông đã tóm lược các mối quan hệ đó trong 3 vai diễn cơ bản, tạm gọi là Tam cương (quân - thần, phụ - tử, phu - phụ)... Ta cũng có thể nhìn thấy có 4 mối quan hệ qua khái niệm Tứ ân của Phật giáo (Ân tam bảo, Ân cha mẹ, ân thầy tổ, ân đàn na tín thí)....
Thực tế, theo cách nhìn của mình, ta có thể tóm lược vài mối quan hệ đó như sau:
1. Quan hệ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo (chính trị, kinh tế...)
2. Quan hệ huyết thống (cha mẹ, con cái, bà con...)
3. Quan hệ tình cảm (vợ chồng, bạn bè, người yêu...)
4. Quan hệ trao đổi (công việc, xã giao...)
Nếu tóm lược một cách khái quát hơn nữa, ta chỉ cần đến 2 mà thôi:
1. Quan hệ chi phối
2. Quan hệ ảnh hưởng.
Trong mối quan hệ chi phối, ta bị chi phối bởi những người có vai trò cao hơn ta (cấp trên, cha mẹ...) và ta cũng chi phối người có vai trò thấp hơn ta (cấp dưới, con cái...). Trong quan hệ ảnh hưởng, hai vai trò là cân bằng nhau, điển hình rõ nét nhất là trong quan hệ tình yêu, bạn bè, và trao đổi. Sự phân chia như vậy chỉ có tính chất tương đối, thực tế quan hệ chi phối và quan hệ ảnh hưởng tương hỗ và không ngừng chuyển hóa lẫn nhau.
Dù trong bất kỳ mối quan hệ nào, mỗi chúng ta đều chỉ là mắt lưới trong một tấm lưới vĩ đại. Không ai có thể tự tách mình ra khỏi tấm lưới để đứng cao hơn người khác. Ngoài trời còn có trời, không có cái NHẤT tuyệt đối trong các mối quan hệ...
Trong từng mối quan hệ nhất định hay trong từng vai diễn nhất định, chúng ta đều có những việc PHẢI làm mà dù muốn dù không chúng ta cũng không được phép tách rời hay đứng trên điều đó. Trong cuộc chơi lớn của thế giới, chúng ta cần đến Công pháp quốc tế... trong phạm vi một quốc gia, chúng ta cần đến Hiến pháp... trong phạm vi một tập thể nhất định, chúng ta cần đến nội quy... trong phạm vi gia đình chúng ta cần đến gia pháp... trong quan hệ giữa hai người chúng ta cần đến quy ước và... trong từng cá nhân, chúng ta cần đến lý tưởng để định hướng cuộc đời của chính ta...
Nói tóm lại, trong bất kỳ mối quan hệ nào, nếu chúng ta muốn đóng cho tròn vai diễn, chúng ta phải tuyệt đối tuân thủ luật chơi của nó... Không ai có thể tách mình ra khỏi luật chơi mà có thể chơi tốt và chơi đẹp được cả...
Vậy chúng ta làm thế nào để có thể vẫn cân bằng được các vai diễn mà vẫn không đánh mất mình hay để cho vai diễn che đậy mất luôn khuôn mặt thật của ta?
Câu trả lời của Trí Không là: hãy xác định rõ phạm vi cũng như nguyên tắc của cuộc chơi...
Khi ta ở công ty, ta chỉ bàn đến công việc, đóng cho tròn vai diễn của mình trong hoạt cảnh đó. Đừng bê công việc, các chức vị xã hội về gia đình hoặc trong các mối quan hệ khác. Chẳng hạn, nếu tôi là chủ tịch nước. Tôi nhất định chỉ là chủ tịch nước hoặc là thủ tướng trong văn phòng thôi. Khi đến chơi với bạn bè, phải quên mình là chủ tịch hay thủ tướng đi, đặc biệt đừng đem cái cương vị chủ tịch hay thủ tướng đó về nhà đe nẹt vợ con... Nếu không chẳng ai muốn làm đệ nhất phu nhân của chúng ta đâu...
Công việc là công việc, bạn bè là bạn bè, tình yêu là tình yêu... Đừng trộn tất cả vào chung một rọ... Đem trộn lẫn tất cả mối quan hệ đó thành một chúng ta sẽ chỉ làm rối loạn và hỏng hóc mọi cuộc chơi...
Khi ta đứng trước một cuộc chơi lớn, ta tuân thủ luật của số đông... Khi ta đứng trước một cuộc chơi nhỏ, ta tuân thủ luật của số ít... Khi ta chỉ có hai người, ta tuân thủ luật chơi mà chỉ có hai người quy ước cho nhau và khi ta ở một mình ta tuân thủ luật chơi do chính mình tạo ra...
Đừng đóng một vai diễn nào cố định nếu không ta sẽ quên mất khuôn mặt thật của ta... Nhưng cũng đừng lầm tưởng vai diễn đó là khuôn mặt thật của ta nếu không ta sẽ không còn mục tiêu tìm kiếm khuôn mặt thật của mình...
Đừng nhầm lẫn vai diễn trong các hoạt cảnh mà ta đang sống nếu không ta sẽ làm khổ chính ta và làm khổ lây đến người khác... Hãy đóng tốt, đóng đẹp vai diễn mà mình đã chọn còn kết quả như thế nào còn phụ thuộc vào đối tác và nhiều điều kiện khác trong cuộc chơi đó...
Khi sân khấu đã buông rèm tất cả chúng ta là bình đẳng nhau... nhưng khi lên sân khấu thì sẽ lại xuất hiện vua quan và cận thần... Đừng lấy một hoạt cảnh nào đó xét đoán cuộc đời nhưng cũng đừng bỏ rơi sân khấu để chỉ sống cho riêng mình...
Cái quan trọng nhất trong tất cả những cái quan trọng đó là sống trọn vẹn, sống hết mình và sống chân thành trong từng vai diễn. Kẻ nào sống giả tạo với chính mình kẻ đó đang làm lỡ, không, nói chính xác hơn, kẻ đó đang uống thuốc độc tự tử cuộc đời mình... Cuối cùng, mượn Socrate để tỏ tình với bà con: Hãy biết mình là ai?!
Cuộc đời cần có Lão Tử như là mẫu mực của sự hồn nhiên nhưng cuộc đời cũng rất cần đến Khổng Tử như là điển hình của sự dấn thân không ngừng... Cuộc đời cần có Trang Tử như là hình mẫu thoát ly xã hội nhưng cuộc đời cũng cần đến Mạnh Tử, đến Tuân Tử, đến Khuất Nguyên... như là tiêu chuẩn của con người xã hội...
... Có những trường hợp Trí Không là một người bạn tâm tình sẻ chia... Có những trường hợp Trí Không là một chàng trai trẻ đang sống hết mình trong tình yêu... Có những trường hợp Trí Không là một đứa trẻ con nhõng nhẽo đến phì cười và cũng có những trường hợp Trí Không là một người cực kỳ bí hiểm đang ngồi đâu đó trầm tư về thân phận con người... Và dù Trí Không có là ai đi chăng nữa thì Trí Không lúc nào cũng sống thật, sống hết mình và sống chân thành trong từng hoàn cảnh...
Trí Không là ai cũng được và đơn giản hơn thì Trí Không là Trí Không... Thế thôi!
CHƠI THÔI MÀ
(11/9/11)
Không có nhận xét nào:
- Có ý kiến gì xin để lại lời bình chia sẻ.
- Viết bằng tiếng Việt có dấu để dễ đọc hơn.
- Nếu không đăng nhập blog, vui lòng ghi tên thật để tiện trao đổi.
Xin chào và chúc sức khỏe!