Cách ta nghĩ (John Dewey)

Đã lâu không làm nhân viên PR tiếp thị sách, tự nhiên thấy nhớ nghề. Thôi thì hôm nay chào hàng cùng bà con quyển sách mới được xuất bản của Nxb Tri thức nhé: Cách ta nghĩ - tác giả: John Dewey.


Người đọc đã từng làm quen với tác giả trên qua tác phẩm Dân chủ và giáo dục, được xuất bản lần đầu vào năm 2008. Ông được giới thiệu như là một nhà triết học thuộc chủ nghĩa thực dụng, nhà tâm lý học và là cha đẻ cho phong trào cải cách giáo dục ở Mỹ. Khi nào tớ có hứng sẽ giới thiệu tác phẩm này tới bạn đọc, giờ thì quay lại chủ điểm chính ngày hôm nay của chúng ta đã.

Như các bạn đã biết, việc chúng ta sinh ra trong hoàn cảnh nào nằm trong chuỗi danh mục những lựa chọn bất khả. Ta sinh ra đời đầy ngơ ngác, đôi khi chẳng thích tí tẹo nào cái môi trường mà vô tình ta bị ném vào đó, đôi khi ta muốn thoát ra khỏi nó nhưng lại chẳng biết thoát ra bằng cách nào...

Đành rằng ta không thể lựa chọn cho mình một hoàn cảnh phù hợp để sống, nhưng ta có công cụ để cải thiện hoàn cảnh đó, và công cụ đó chính là việc lựa chọn một thái độ của ta đối với nó, nói rõ ràng hơn là cách ta suy nghĩ về những sự kiện hay hoàn cảnh mà ta buộc phải đối mặt.

William James từng cho rằng khám phá vĩ đại nhất của con người chính là việc chúng ta có thể thay đổi cuộc sống của mình chỉ bằng cách thay đổi thái độ sống còn John Homer Miller thì nhắc nhở ta rằng những gì xảy đến với ta trong cuộc sống không quan trọng bằng cách bạn ứng xử, đối diện với chúng. Tuy nhiên, thái độ sống của chúng ta như thế nào chỉ là hệ quả của một chuỗi những dữ kiện được tư duy của ta sắp xếp theo một chuẩn mực hay một hệ thống nào đó. Cách ta sắp xếp các dữ kiện chính là cách ta suy nghĩ. Đó là lý do vì sao hôm nay tôi giới thiệu tác phẩm này đến bạn đọc.

Nếu thái độ sống là cái khung định hướng cuộc sống của ta thì cách suy nghĩ chính là phương pháp để xây dựng nên cái khung đó. Trong tác phẩm, John Dewey, qua ba phần chính: vấn đề luyện trí, suy luận logic và rèn trí nghĩ, đã đưa người đọc đi từ bản chất của ý nghĩ đến các dạng thức, quy tắc và phương pháp thực hành, cùng với đó là những đề xuất thiết thực nhằm xây dựng một môi trường để nuôi dưỡng suy nghĩ của chúng ta đi đúng hướng.

Bạn nào quan tâm đến cuộc sống của mình, hãy xét xem thái độ sống của mình là gì... bạn nào muốn biết thái độ sống của mình là đúng đắn hay sai lầm, hãy tự kiểm nghiệm xem cách suy nghĩ của mình đã chuẩn mực hay chưa.. và bạn nào muốn biết cách suy nghĩ của mình đã chuẩn mực hay chưa, hãy dành chút thời gian để nghiền ngẫm tác phẩm...

Sách vở chỉ là một trong vô vàn các con đường để chúng ta tự rút ra cho riêng mình một bài học nào đó. Có thể bạn sẽ mất 70 năm trải qua các kinh nghiệm để cuối đời thốt lên một câu đầy trăn trở: ồ, tôi đã nghĩ sai mất rồi... hay ta chỉ cần 7 ngày để thiết lập  phương thức tư duy nhằm xây dựng một thái độ sống tích cực... Đó là sự lựa chọn của bạn.

Khi nào có hứng tớ sẽ gửi đến các bạn tác phẩm Đánh thức trí thông minh của Krisnamurti để các bạn tiện so sánh giữa hai phong cách tư duy, một phương Đông và một phương Tây. Tuy nhiên, chờ tớ có hứng thì hên xui lắm, nên nếu ai quan tâm đến vấn đề này, nhớ đọc cùng lúc hai tác phẩm trên để tiện so sánh. Đừng chỉ quá thiên về phương Tây mà quên phương Đông trầm mặc các bạn nhé. 

(12/4/13)


Tái bút

“Các nhà trường của chúng ta đang rối bời với vô số môn học, mỗi môn lại có cơ man các tài liệu và quy tắc. Gánh nặng càng dồn lên vai những người làm nghề dạy khi họ phải ứng xử với từng cá nhân học sinh chứ không phải trước một số đông. Trừ phi những bước đi tiên phong này rốt cuộc chỉ để tiêu khiển đầu óc, mục đích của chúng ta là tìm ra được điểm mấu chốt hay nguyên tắc nào đó hướng tới một sự giản lược hóa.  
Cuốn sách này thể hiện niềm tin vững chắc rằng, việc nỗ lực đưa thái độ tâm trí, đưa thói quen tư duy - những cái mà chúng ta gọi là có tính khoa học ấy - trở thành cứu cánh sẽ đồng thời làm phát lộ nhân tố có tác dụng củng cố và hướng đến niềm tin ấy. Dễ mường tượng được là thái độ khoa học này khó lòng dung hợp ngay với việc dạy dỗ thanh thiếu niên. Nhưng cuốn sách này cũng thể hiện niềm tin rằng đó không phải là điều muốn hướng tới; rằng thái độ cố hữu và còn vô nhiễm của tuổi thơ, nổi bật với trí tò mò, óc tưởng tượng đầy hứng khởi cùng với lòng yêu thích tra xét thử nghiệm là những thứ gần gũi, rất gần gũi với thái độ của một đầu óc khoa học.  
Nếu những trang viết này giúp ích chút nào cho việc ngộ ra được mối liên hệ mật thiết này cũng như giúp cho việc nghiêm túc suy xét rằng làm thế nào mà khi điều này đi vào thực tiễn giáo dục sẽ đem đến hạnh phúc cá nhân và giảm bớt lãng phí xã hội, hẳn khi ấy tác dụng của cuốn sách đã vượt quá sự mong đợi.” 
(Trích Lời tựa, Cách ta nghĩ, John Dewey, Vũ Đức Anh dịch, NXB Tri thức, 2013)
CÁC BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
NHẬN XÉT CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT
Comments
10 Comments

10 nhận xét:

  1. Cách nói và cách nghĩ của bác. Nặng mùi phương Đông. Bác cũng lệch bỏ xừ. Cơ mà thích :-)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ấy là bạn toàn chọn gia vị phương Đông đó chớ, tớ đầy món ăn phương Tây chính hiệu đấy, tìm trong mục xã hội và con người đi... Lãnh vực nào nên cho gia vị đó...hề hề... :)

      Xóa
  2. Trả lời
    1. hí hí... đổi kiểu cười đi chớ, bắt chước nhau ứ hay...:))

      Xóa
    2. :>) :>) cười kiểu ni đi :)

      Xóa
  3. hi hi mình cười kiểu khác nhé :d

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cái này gọi là đua đòi đây nè :)

      Xóa
    2. đâu có đua đời mờ cười theo kiểu miền bắc đó mà (p)

      Xóa
  4. Chào anh, khi em đọc giới thiệu cuốn cách ta nghĩ em thấy nó khá vị đối với bản thân mình. Em đã tìm 5,6 nhà sách ở SG mà không có nợi nào bán cuốn này.

    Anh có thể mua giúp em cuốn sách này không ạ ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn đến đường Nguyễn Thị Minh Khai đoạn Q1 ấy, nhà sách Hà Nội hay bán các sách của nhà xuất bản Tri thức :)

      Xóa
Lời thưa... Đóng lại Cảm ơn bạn đã đọc bài viết:
- Có ý kiến gì xin để lại lời bình chia sẻ.
- Viết bằng tiếng Việt có dấu để dễ đọc hơn.
- Nếu không đăng nhập blog, vui lòng ghi tên thật để tiện trao đổi.
Xin chào và chúc sức khỏe!

Feeds

Bài viết Nhận xét Online

Bạn ơi, cùng thở với tôi nhé...

Bài viết mới nhất

Bài viết ngẫu nhiên

Bình luận mới nhất