Một người bạn xa tặng cho clip nhạc, chợt hổ thẹn hơn là mừng vui. Lời bài hát như xoáy vào tim, đánh thức những hạt giống, có thể đã từng một lần đâm chồi, nhưng sương khói thời gian dường như đang trong quá trình thui chột nó.
Vị tha là một ước nguyện lớn lao, nó không sinh ra cùng với thân thể bị chi phối bởi nghiệp lực và sự ích kỷ nhỏ nhen này. Nó chỉ là kết quả của quá trình nhận thức, hành động, thất bại, đứng lên và nhận diện.
Chúng ta sinh ra cùng với sự ích kỷ. Người mẹ mang tâm thức "đứa con của tôi", đứa con mang tâm thức "người mẹ của tôi" và chính cái "của" đó nương tựa nhau trưởng thành và tồn tại. "Tôi" trở thành trung tâm mà từ đó tâm lý "sở hữu" được hình thành. "Tôi" trở thành trục xoay mà từ đó không gian và thời gian được sinh ra.
Chúng ta lớn lên cùng với sự ích kỷ. Người mẹ muốn đứa con giỏi giang thành đạt, vì chính bản thân đứa con thì ít, mà vì danh tiếng gia đình thì nhiều. Đứa con cố gắng học hành thành đạt, vì phụng sự lợi ích nhân sinh thì ít, mà vì muốn chiếm vị trí cao trong xã hội thì nhiều. Hai cái ích kỷ gặp nhau, nương tựa nhau mà vẫy vùng trong chủ nghĩa cơ hội.
Chúng ta phấn đấu và nỗ lực không ngừng nghỉ cũng chỉ vì cái tôi, ở bất kỳ lãnh vực nào, từ chính trị cho đến tôn giáo, từ bác sỹ cho đến kỹ sư... Đàn bà cần tìm một người đàn ông tốt và thành đạt để biến họ trở thành chồng "của" tôi; đàn ông cố gắng thành đạt để trở thành tâm điểm chú ý của nữ giới và sự ngưỡng mộ của đám đông; lao động tích góp của cải để biến căn nhà thành "của" tôi; nuôi dạy con cái trưởng thành để tự hào mình là bố mẹ "của" nó; về già gần chết lại mong người đời khắc tên ghi tuổi của mình lưu danh cho hậu thế...
Vị tha thật sự là gì? Nó không chỉ gói gọn trong ngôn từ "vì người khác" ở dạng thức trót lưỡi đầu môi. Một nhà chính trị nếm mật nằm gai với ước nguyện giải phóng dân tộc nhưng vẫn có thể tiềm ẩn đâu đó một khát khao lưu danh sử sách. Một nhà tôn giáo khổ hạnh ép xác, tự xa rời những tình cảm nhỏ bé để hô hào phụng sự nhân sinh vì tình yêu lớn đối với nhân loại, nhưng vẫn có thể tiềm ẩn đâu đó một ước mơ được người đời kính trọng vị nể...
Tình yêu của người mẹ dành cho đứa con không phải là tình yêu không điều kiện. Nó không những có một điều kiện mà ngược lại còn quá nhiều điều kiện. Điều kiện đầu tiên chính là đứa con đó phải do chính mình đẻ ra. Nếu không phải do chính mình đẻ ra, chắc gì đã yêu thương như thế? Nếu lúc nào nó cũng đi ngược lại ý kiến cha mẹ, tự nó quyết định cuộc sống của nó, chắc gì đã được coi là con?
Tình yêu của một người thầy, thầy giáo hay thầy tu hay bất cứ một dạng "sỹ" nào đó cũng chưa chắc đã là một tình yêu vô điều kiện. Nó chỉ thật sự vô điều kiện khi bản thân người thầy đó biết rõ mình, sống tự tại và giải thoát ngay từ chính tâm thức của mình, chứ không chỉ đơn thuần là chiếc áo hoại sắc hay đời sống vật chất đạm bạc. Có đầy những vở kịch rất hay mà người ta sẵn sàng hy sinh một chút nhu cầu vật chất chỉ để tìm kiếm danh tiếng với lời chúc tụng ngợi khen.
Vị tha thật sự là gì? Có một người bạn nói với tôi rằng người tu làm dâu trăm họ, phải cư xử thế nào để không bị mang tiếng. Vâng, người tu mà còn quan tâm đến "tiếng" thì người tu đó dẫu có đạo đức thanh cao, phụng sự nhân sinh hết mình rốt cục cũng chỉ xoay quanh cái "tiếng" mà thôi. Họ chẳng có cái quái gì để trao cho thiên hạ ngoài chiếc áo hề tuồng và bộ mặt đóng kịch kệch cỡm.
Vị tha thật sự là gì? Người vì người khác thật sự là người trước hết phải vì mình một cách đích thực. Tại sao tôi dùng từ "vì mình một cách đích thực"? Vì có quá nhiều cái mà mình càng phục vụ nó thì mình lại càng xa mình. Quan tâm đến sự đánh giá khen chê của người khác chỉ là quan tâm đến cơn gió thoảng bên hiên nhà, quan tâm đến đời sống vật chất chỉ là tiếp cận được hàng rào của căn nhà, quan tâm đến thân thể chỉ dừng lại ở cửa nhà, quan tâm đến tri thức mới chỉ dừng lại ở phòng khách mà thôi...
Vị tha thật sự là gì? Là tìm mọi cách để biết mình là ai ngoài chiếc áo da thịt xương máu đang khoác trên thân. Là tìm mọi cách để khám phá khuôn mặt thật của cái tôi, đằng sau mớ kiến thức sách vở, cảm xúc buồn vui, tình cảm sướt mướt... Chỉ khi nào khám phá được bản chất của nó, khi đó ta mới được quyền nói đến hai tiếng vị tha. Và chỉ khi đó ta mới có thể đem niềm vui, sự an lạc và tự tại đến cho người khác...
Một cái Tôi suốt đời bo bo giữ gìn danh tiếng và tiết hạnh thì không được phép và không đủ thẩm quyền để mở miệng nói "vì người khác". Tất cả những ngôn từ thốt ra từ một cái Tôi sợ hãi chỉ là mớ rác rưởi nhằm hù doạ và lôi kéo người khác sống bầy đàn chung với mình.
Một cái Tôi còn chưa biết bản chất đích thực mình là ai thì không được phép và không đủ thẩm quyền để đánh giá cái tôi của người khác. Mọi lời khuyên bảo, dạy dỗ, giáo huấn, thuyết giảng... chỉ là mớ kiến thức sách vở rỗng tuếch nhằm tô vẽ thêm hào quang cho cái Tôi giả tạo đang ẩn nấp đằng sau những ngôn từ mỹ miều và hay ho.
Đừng bao giờ để bị lừa mị bởi bộ tịch trang nghiêm, kiến thức uyên bác, khả năng ngoại giao khéo néo... hoặc ba lời sấm truyền huyền bí mê hoặc sự nhẹ dạ cả tin của đám đông cuồng tín. Tất cả những kỹ năng đó nếu không xuất phát từ sự phản tỉnh của nội tâm, sự tỉnh thức của việc biết mình thì đều chỉ là một con rối, một thằng hề mua vui tiếng cười không hơn không kém.
Hãy biết mình.
Miễn đánh giá người khác, dù là khen hay chê.
Mọi sự khen chê của ta về người khác mà chưa thấu hiểu về chính mình
Đều sai bét
Và tất cả chúng chỉ là luận điệu,
hoặc nâng cao mình lên, hoặc tự đắc cho mình là đúng
hoặc nâng cao mình lên, hoặc tự đắc cho mình là đúng
Tái bút
Khi bạn chê tôi, bạn đang gián tiếp nói bạn hơn tôi.
Khi bạn khen tôi, bạn đang gián tiếp khen sự thấu hiểu của bạn.
Cảm ơn bạn Tâm Minh đã tặng một clip nhạc đủ để giật mình
Cảm ơn bạn Duyệt đã tạo cảm hứng cho mình viết bài này
Chúc hai bạn khởi sự trên lộ trình "biết mình", chúng ta sẽ gặp nhau.
(24/4/13)
Bạn cảm ơn Tâm Minh và Duyệt còn tôi cảm ơn bạn vì viết bài để tôi được đọc!
Trả lờiXóaHẻm có chi :)
XóaNo comment! :P
Trả lờiXóaNo rè lai :p
XóaThì lại còm nữa. :P
Xóa"Khi bạn chê tôi, bạn đang gián tiếp nói bạn hơn tôi.
Khi bạn khen tôi, bạn đang gián tiếp khen sự thấu hiểu của bạn..."
Có nặng quá chăng? Khi nói câu này, bác đã tỏ ra là hiểu rõ về người khác rồi thì phải? Nếu vậy, chắc bác cũng chỉ là những người đang học trên con đường mà bác sẽ không bao giờ đến nơi, em thấy bác không chịu biết mình gì cả? Toàn viết cho người mờ... 8-)
P/s: Chắc em đang đánh giá thì phải. Hờ. Chắc bác hiểu rồi đấy =))
Dạo này lạ thiệt nha. Những con chữ không chịu nghe lời em là sao ta? Viết toàn lỗi. Trên face còn chỉnh được, ở đây... chịu chết ;((
Xóa- Viết cho người sao? Không, viết cho ta đấy! =))
Xóa- Đã đi chưa, sao biết không đến nơi. Đích dưới chân ta đấy! :-)
Ý 1. Có thực là viết cho ta? :-)
Xóaý 2. Thiệt không? :))
- Đọc lại dòng đầu tiên để xem viết cho ai nhé :p
Xóa- Hên xui :))
- P/s cho dòng đầu tiên để chào xế chiều với bác cái nào :P
Xóa- Biết là đích dưới chân mà vẫn còn hên xui là sao? :))
Hên xui là câu trả lời dành cho bạn, vì tớ thì không phải là bạn. Hề hề :p
XóaVậy là bác đã hiểu em rồi hở? :P
XóaHên xui. Ha ha.. (lol)
XóaThôi xong! (lol)
XóaĐi đường thong thả nhé =))
XóaBác không phải lo. Em tự biết mình :))
Xóa(c)
Xóamình chào buổi chiều :)
Trả lờiXóaChào xế chiều :)
XóaXế xế chiều chiều giờ là tối. :p
Trả lờiXóaTối thì có trò chơi của tối hè :)
XóaĐọc thơ, ngắm trăng và ...trộm hoa :p
XóaPhù, may quá, tưởng trộm người, đang định cho không...haha
XóaTrộm người mắc công nuôi :p
XóaHehe, seo ko nghĩ người ta nuôi mềnh nhỉ??
XóaVậy là sai lầm trong chiến thuật (sm)
XóaHaha, nghĩ thế nên mất cơ hội rồi :)
XóaVị tha là kết quả của quá trình nhận thức ư? thật kì lạ!
Trả lờiXóaBạn suy tư thêm nhá :)
Xóa