Cách đây ít lâu, các bạn đã từng nhìn thấy vài hình ảnh về một số cậu thanh niên chụp hình cảnh hành hạ dã man vài chú vooc sắp chết và cả cộng đồng facebook dậy sóng với những từ "ghê tởm", "phi nhân tính", "dã man"...
Cũng mới đây thôi, một vài trang mạng đã mở hẳn một diễn đàn bình luận về chuyện ăn thịt chó, người thì bảo đó là văn hoá ẩm thực, người thì bảo đó là điều kiện và hoàn cảnh xã hội, người thì bảo không thể chấp nhận được...
Thực tế đằng sau những lời bình luận rôm rả đó là gì? Đó là tiêu chuẩn đạo đức mà mỗi một cá nhân, vô tình hoặc cố ý, dựa vào đó để phán xét xấu tốt, phải trái, đúng sai... Có người chọn đạo đức học Mác xít, có người chọn đạo đức học Phật giáo và có người chọn đạo đức học Thiên Chúa...
Hôm nay tôi xin giới thiệu với các bạn một trong những nhà triết học nổi tiếng của Đức - Immanuel Kant - người có công xây dựng một học thuyết đạo đức hoàn chỉnh - thông qua bộ ba tác phẩm đã được nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn dịch - Phê phán lý tính thuần tuý, Phê phán lý tính thực hành và Phê phán năng lực phán đoán - và phần Đạo đức học chủ yếu nằm ở tác phẩm Phê phán lý tính thực hành.
Trước khi đi vào những vấn đề cơ bản, chúng ta cần hiểu sơ qua một chút về tên của tác phẩm. Theo đó, "phê phán" được nhìn nhận như là sự chọn lọc và xây dựng những nguyên tắc hợp lý; "lý tính" là cấp độ cao nhất của tư duy, dựa trên những chất liệu được giác quan cung cấp và vượt lên trên những giác tính kinh nghiệm thường nghiệm; "thực hành" không phải là động từ mà là danh từ chỉ tất cả những gì được con người hành động dựa trên tư duy lý tính. "Thực hành là tất cả những gì có thể làm được bằng tự do của ý chí".
Tóm lại, phê phán lý tính thực hành là thiết lập một hệ thống những nguyên tắc hành động của lý tính, từ đó xây dựng một chuẩn mực chung có tính phổ quát, được áp dụng trong mọi môi trường, đối tượng và hoàn cảnh...
Tóm lại, phê phán lý tính thực hành là thiết lập một hệ thống những nguyên tắc hành động của lý tính, từ đó xây dựng một chuẩn mực chung có tính phổ quát, được áp dụng trong mọi môi trường, đối tượng và hoàn cảnh...
1. Hành vi đạo đức
Hành vi đạo đức được hiểu là một hành động có liên quan và tác động đến một người thứ hai nào đó. Nó không chỉ được biểu hiện ra bên ngoài bằng các hoạt động tay chân, mà ngay cả một ý nghĩ hay đánh giá về một người nào đó ngoài chính mình đều được Kant gọi như là hành vi đạo đức.
Kant định nghĩa hành vi đạo đức như sau: "Các nguyên tắc thực hành là các mệnh đề bao hàm một sự quy định phổ biến với ý chí; và sự quy định này chứa đựng dưới nó nhiều quy tắc thực hành. Các quy tắc này là có tính chủ quan hay [gọi] là các châm ngôn (Maximen) khi điều kiện được xem xét bởi chủ thể như là chỉ có giá trị đối với ý chí riêng của chủ thể; nhưng, chúng lại có tính khách quan hay [gọi] là các quy luật thực hành (pratische Gesetze) nếu điều kiện được nhận thức như là có tính khách quan, nghĩa là, có giá trị đối với ý chí của bất kì hữu thể nào có lý tính".
Định nghĩa trên của ông bao gồm hai nguyên tắc: Thứ nhất là các châm ngôn, được hiểu như là các quy tắc thuộc ý chí chủ quan của các cá nhân (nghĩa là nó chỉ đúng với tôi nhưng chưa chắc đúng với người khác). Thứ hai là các quy luật khách quan, được áp dụng phổ quát cho toàn xã hội, nó không vì lợi ích của cá nhân nào nhưng trong bất kỳ hoàn cảnh nào tương tự, đối tượng nào tương tự cũng đều cho ra một kết quả tương tự.
Những quy luật thực hành mà Kant hướng tới chính là những quy luật khách quan như vậy.
2. Những quy luật xác định hành vi đạo đức
Có 3 quy luật Kant đưa ra để xác định hành vi đạo đức:
Định lý 1: Mọi nguyên tắc thực hành tiền-giả định một đối tượng (chất liệu) của quan năng ham muốn như là cơ sở quy định cho ý chí thì đều có tính thường nghiệm và không thể mang lại các quy luật thực hành.
Trong định lý này, Kant loại trừ tất cả mọi hành động dựa trên sự thúc đẩy bởi các đối tượng của quan năng ra khỏi quy luật thực hành. Những hành động như vậy chỉ có tính chất thường nghiệm và không thể dùng nó làm tiêu chuẩn để xác định hành vi đạo đức. Ví dụ đơn giản như đây là cái nhà của tôi, tôi phải có ý thức giữ gìn nó để ở được lâu dài, còn kia là nhà của hàng xóm, nó có hư nát cũng là chuyện của hàng xóm. Hành động giữ gìn căn nhà thuộc thẩm quyền sở hữu của mình được thúc đẩy bởi nhu cầu riêng tư không được coi là là những quy luật đạo đức khách quan, bởi ai cũng chỉ biết chăm lo cho riêng mình thì xã hội tất sẽ loạn lạc.
Định lý 2: Mọi nguyên tắc thực hành mang tính chất liệu, xét như bản thân chúng, đều thuộc cùng một loại và phục tùng nguyên tắc chung của việc yêu chính mình [hay lòng tư dục] (selbstliebe) hay hạnh phúc riêng tư.
Trong định lý này, "chất liệu" được hiểu như là những đối tượng cụ thể, chẳng hạn cái nhà, cái xe hơi, cái laptop... được giả định xuất hiện trước giác quan của chúng ta. Nếu chúng ta bị thôi thúc muốn sở hữu và chiếm hữu nó và coi đó như là hạnh phúc thì Kant gọi hành vi này ham muốn hạ cấp. Và nếu lý tính của chúng ta không đủ khả năng để buộc ý chí bị chi phối bởi ham muốn kia hành động theo một nguyên tắc đạo đức nào đó (chẳng hạn tôn giáo hay pháp luật...) thì khó có thể dẫn dắt đối tượng đó đến ham muốn nào cao cấp hơn được nữa. Ông nói đến hệ luận của định lý này như sau: "Mọi nguyên tắc thực hành mang tính chất liệu đặt cơ sở quyđịnh cho ý chí vào trong quan năng ham muốn hạ cấp; và; nếu giả sử không có các quy luật đơn thuần mang tính hình thức [mô thức/formal] của ý chí đủ sức qui định nó, ắt ta không thể thừa nhận rằng có một quan năng ham muốn cao cấp nào hết".
Định lý 3: Một hữu thể có lý tính, khi phải suy nghĩ về những Châm ngôn của mình như là những quy luật thực hành phổ biến, chỉ có thể suy tưởng chúng như là những nguyên tắc quy định ý chí không phải do chất liệu (materie) mà chỉ do hình thức (form) của chúng.
Định lý 3 này đưa đến cho chúng ta một khái niệm khác, ấy chính là phải gạt bỏ những "chất liệu" cụ thể để chỉ giữ lại những "hình thức" của chúng. Khi gạt bỏ những chất liệu cụ thể của ý chí thì những châm ngôn sẽ biểu thị dưới dạng mô thức hay hình thức đơn thuần. Những hình thức này là khuôn mẫu, vượt qua những kinh nghiệm thường nghiệm, đứng ngoài mọi đối tượng, cho nên mọi động cơ cho hạnh phúc cá nhân cũng không còn ý nghĩa. Và khi đó, hành động theo những quy luật hình thức này được coi là một hành vi đạo đức chuẩn mực.
Chẳng hạn nếu mỗi chúng ta đều xuất phát từ châm ngôn "Tôi muốn giàu sang" thì hoặc một trong số chúng ta sẽ làm giàu bằng con đường lương thiện, nhưng cũng không ít người làm giàu bất chấp mọi thủ đoạn. Nhưng nếu chúng ta xuất phát từ một châm ngôn "Tôi muốn giúp đỡ người khác" thì trong mọi trường hợp, hành vi đó vẫn phải lấy mục đích lợi ích của người khác ra làm tiêu chí và chuẩn mực.
Mục đích của định lý 3 này là Kant muốn khuyên ta phải xây dựng những "châm ngôn" hành động mà ý nghĩa của chúng phải vượt lên trên những "chất liệu" cụ thể, để làm sao "châm ngôn" của ta trở thành và thống nhất với những quy luật thực hành phổ biến, có giá trị khách quan, vượt lên trên những kinh nghiệm giác tính thường nghiệm.
Chẳng hạn nếu mỗi chúng ta đều xuất phát từ châm ngôn "Tôi muốn giàu sang" thì hoặc một trong số chúng ta sẽ làm giàu bằng con đường lương thiện, nhưng cũng không ít người làm giàu bất chấp mọi thủ đoạn. Nhưng nếu chúng ta xuất phát từ một châm ngôn "Tôi muốn giúp đỡ người khác" thì trong mọi trường hợp, hành vi đó vẫn phải lấy mục đích lợi ích của người khác ra làm tiêu chí và chuẩn mực.
Mục đích của định lý 3 này là Kant muốn khuyên ta phải xây dựng những "châm ngôn" hành động mà ý nghĩa của chúng phải vượt lên trên những "chất liệu" cụ thể, để làm sao "châm ngôn" của ta trở thành và thống nhất với những quy luật thực hành phổ biến, có giá trị khách quan, vượt lên trên những kinh nghiệm giác tính thường nghiệm.
Kết luận cuối cùng mà Kant muốn khuyên ta là gì? “Hãy hành động sao cho châm ngôn của ý chí của bạn lúc nào cũng đồng thời có thể có giá trị như là nguyên tắc của một sự ban bố quy luật phổ biến”.
Câu này có ý nghĩa như thế nào?
- Thứ nhất, một hành động được coi là đạo đức là một hành động không bị chi phối bởi những toan tính vị kỷ. Nói cách khác, hãy hành động sao cho mọi động cơ phải dựa trên những quy luật thực hành phổ biến, là kết quả của suy tư lý tính chứ không phải chỉ là những thôi thúc bị chi phối bởi những ham muốn của quan năng hay giác tính thường nghiệm.
- Thứ hai, muốn có được hành động như vậy, lý tính của chúng ta phải không ngừng được suy tưởng độc lập với mọi hoàn cảnh cụ thể hay những điều kiện thường nghiệm. “Lý tính thuần tuý là thực hành do tự nơi chính mình và mang lại (cho con người) một quy luật phổ biến được ta gọi là quy luật luân lý". Kant đã từng phát biểu như vậy.
Học thuyết đạo đức của Kant còn tương đối dài, chúng ta cần học gì từ những quan điểm vừa nêu?
- Thứ nhất, hành động theo bổn phận, nghĩa là hành động theo kiểu bắt chước, theo đám đông, sợ dư luận, sợ mất vị trí, sợ chê khen, sợ mất quyền lợi... Một hành động như thế là một hành động xuất phát từ ham muốn hạ cấp.
- Thứ hai, hành động vì bổn phận, nghĩa là hành động dựa trên sự phán xét rõ ràng của lý tính, kiên định với châm ngôn, và nếu không làm thì lương tâm sẽ cắn rứt, áy náy với chính những châm ngôn của mình. "Châm ngôn của lòng yêu chính mình (sự khôn ngoan) chỉ khuyên bảo ta; còn quy luật của luân lý ban mệnh lệnh cho ta".
- Cuối cùng, lời khuyên của tôi dành cho các bạn, trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đối mặt với những "chất liệu" cụ thể, nhưng trong suy tưởng, cần phải vượt lên trên những "chất liệu" cụ thể và chỉ nắm bắt nó ở dạng mô thức, xét đoán nó dựa trên một châm ngôn - có giá trị như là một quy luật phổ biến - từ đó định hình một thái độ và sự phản ứng phù hợp với mỗi chất liệu được cung cấp đến giác quan và giác tính của ta.
... Nói thêm...
Khi tôi phê phán một điều gì đó, có thể bạn bảo hắn đang phê bình mình
Không, tôi chỉ phê phán theo nghĩa phê phán và bạn vô tình là chất liệu tham gia vào
Khi đối mặt với một nỗi buồn hay nỗi đau nào đó cụ thể
Thay vì đổ thừa vì cái này hay cái kia, bạn hãy nắm lấy mô thức của nó để tư duy
Đừng cứ vội vàng nhớ là nhất định phải nhớ một ai đó hay nhớ một cái gì đó
Không, tôi chỉ nói tôi nhớ mà thôi.
à ba nhớ :d
Trả lờiXóaBa vẫn đang nhớ...
XóaDH cũng sẽ nhớ...
Trả lờiXóa