Mỗi lần có dịp về quê, chuyện trò cùng các bô lão, lâu lâu lại nghe họ than thở về thời đại, và ước muốn quay trở về thời "hoàng kim" của đất nước. Cả nước không phải chụp giật, không vất vả con đường mưu sinh, không lo lắng cơm áo gạo tiền. Cơm thì có tem phiếu, mặc thì có đồng phục, lao động theo hiệu lệnh, sản xuất theo kế hoạch, lương được trả bằng hiện vật, đồng tiền được quy đổi thành sản phẩm, thực phẩm phân phối bình quân theo đầu người...
Thời kỳ bao cấp, không ai hơn thua nhau về ăn và mặc, không ai hơn thua nhau về nhiều hay ít. Bởi đói thì đói đều, nghèo thì nghèo đều, ít thì ít đều. Chính cái tâm lý "bình quân" số đông đó khiến người ta, dẫu nghèo, dẫu đói, dẫu ăn mặc một màu, họ vẫn cam chịu không một lời ca thán, không một chút than van, và thỉnh thoảng đâu đây, người ta vẫn cho đó là thời kỳ bình yên và hoàng kim nhất mà cuộc sống họ đã từng trải qua...
Sau khi đất nước đổi mới, bước vào nền kinh tế thị trường, kèm theo những mặt tích cực mà bất kỳ ai cũng đã thấy, thì cũng song hành cùng nó những mặt trái như bất kỳ một giá trị nào khác. Phải vất vả mưu sinh mới có cái cho vào miệng, phải thủ đoạn mánh lới thì mới hơn được người, phải chụp giật cơ hội thì mới hy vọng có thể làm giàu hơn người khác. Xã hội bắt đầu bước vào giai đoạn hơn thua nhau từng miếng ăn đến tấm áo, từ nghề nghiệp lao động sinh nhai đến thể hiện đẳng cấp giàu nghèo...
Từ năm 1986 đến nay, đã gần 30 năm, sống trong nền kinh tế thị trường có định hướng, người dân được tự do mua bán và trao đổi sản phẩm, đời sống vật chất và tinh thần có sự chuyển biến rõ nét, nhưng vì một lý do nào đó, dựa trên những mặt trái mà nền kinh tế thị trường mang lại, tư duy bao cấp dường như đang trở lại, trở lại không chỉ ở cấp độ vi mô mà đến cả vĩ mô, trở lại không chỉ ở trong từng gia đình mà còn trở lại ngay từ mái nhà của những người hoạch định chính sách lẫn những người làm luật.
Trong gia đình bé nhỏ của chúng ta, cha mẹ bao cấp từ khi đẻ ra cho đến khi dựng vợ gả chồng, trừ phi họ "không đi sớm". Trong mắt họ, dường như lúc nào ta cũng chỉ là đứa trẻ lên ba. Đi, đứng, nằm, ngồi như thế nào cũng nằm trong vòng kiềm tỏa sít sao và đôi mắt quan sát suốt ngày của họ. Cứ theo pháp luật quy định lẫn khả năng thực tế, thì đồng ý trong 18 năm đầu của tuổi thành niên, ta không thể tự lập kinh tế, đồng nghĩa với việc chưa được phép độc lập trong tư duy. Nhưng ngay cả việc học cái gì, trường nào, lấy ai làm vợ làm chồng... cũng phải thỉnh thị ý kiến cha mẹ, hoặc chờ đợi sự chấp thuận của họ... đủ thấy chúng ta đang bị bao cấp lối sống và tình cảm biết chừng nào.
Dưới mái trường, nơi được coi là một xã hội lý tưởng thu nhỏ, nơi chỉ có trí tuệ lấp lánh cùng kiến thức huy hoàng, tư duy bao cấp vẫn ăn sâu vào nếp nghĩ, không chỉ của đứa trẻ mà của cả thầy cô. Người dạy bao cấp tri thức từ những chữ cái đầu tiên cho đến cách cảm nhận về mái trường, cách miêu tả con gà con vịt cho đến cách cảm thụ thẩm mỹ cuộc sống.... Ngay kể cả bước chân vào giảng đường đại học, môi trường dành cho những nghiên cứu tiên khởi, dành cho những thử nghiệm cái mới, thì người học vẫn không sao thoát khỏi tư duy bao cấp của thầy cô. Giáo sư dạy theo giáo trình, sinh viên phải tìm đúng sách vở mà thầy cô đó viết thì mới có điểm cao. Bất kỳ một sự tranh luận, bứt phá nào, nếu không bị dìm một cách công khai trên giảng đường thì cũng bị dìm qua điểm số. Kiến thức bị bao cấp, bị đóng khung, bị giáo điều hóa đến mức những gì đang dạy ở trên giảng đường, so với thực tại sống, đã lạc hậu đến cả trăm năm, ấy vậy mà thầy cô vẫn ca ngợi nó như đỉnh cao của trí tuệ một cách không ngượng miệng, thì đúng là hết biết.
Ngoài xã hội, kinh tế thị trường không ra kinh tế thị trường, kinh tế bao cấp không ra kinh tế bao cấp. Ngay như khái niệm "Xã hội chủ nghĩa là gì?" còn định nghĩa chung chung là "dân chủ, công bằng, văn minh" thì không thể hiểu "định hướng xã hội chủ nghĩa" là định hướng gì. Dạo gần đây, không hiểu các nhà làm luật, dường như hơi bị "rảnh", đẻ ở đâu mà lắm nghị định này nghị định nọ thế không biết. Hết nghị định quan tâm đến từng cái hòm của người chết đến nghị định về việc đeo hoa cài áo trong những dịp lễ tết... Dường như chúng ta đang lạm dụng luật pháp, một công cụ điều chỉnh hành vi xã hội, trở thành một cái khung nhằm o bế và sản xuất người theo khuôn mẫu đã được vẽ ra trong tâm tưởng.
Thật hạnh phúc cho chúng ta, ở nhà thì được cha mẹ bao cấp, đến trường thì được thầy cô bao cấp, ra xã hội thì được nhà nước bao cấp. Bao cấp từ khi sinh ra cho đến khi xuống mồ... Bao cấp riết đến mức ta quên mất mình có cái đầu để tư duy phải trái đúng sai; bao cấp riết đến mức chân tay ta trở thành công cụ của người khác lúc nào không hay; bao cấp riết đến mức tình cảm yêu đương, cảm xúc vui buồn, cách đứng đi ăn mặc của ta cũng dường như là của người khác. Ta tồn tại như cái xác không hồn, ta sống mà như đã chết lâm sàng, và khổ thân ta, chết từ khi đẻ ra mà 60, 70 năm sau mới được chôn xuống đất.
Từ tư duy bao cấp đẻ ra tâm lý ỷ lại. Ỷ lại cho kế hoạch, ỷ lại cho người lớn, ỷ lại cho thầy cô, ỷ lại cho người khác. Đụng vào việc gì cũng phải chờ đợi lệnh, chờ đợi xin cho, chờ đợi chỉ thị, chờ đợi cho phép, chờ đợi gật đầu, chờ đợi lời khen, chờ đợi thưởng công, chờ đợi ca ngợi, chờ đợi.... và chờ đợi....
Từ tư duy bao cấp đẻ ra thói vô trách nhiệm. Kế hoạch là của cấp trên, định hướng là của tập thể, làm theo mệnh lệnh, sống theo chỉ thị, lao động theo phân công... và vì thế trách nhiệm là của cấp trên, của tập thể, của mệnh lệnh, của chỉ thị, của sự phân công. Thật đáng buồn, đường đường là một thẩm phán, xử oan cho người khác, hỏi đến trách nhiệm thì bảo đi hỏi Quốc hội, vậy mà không biết xấu hổ. Đường đường là Tư lệnh của một ngành, sai phạm trong ngành thì ngoài việc thở than đau đớn xót xa rồi kêu van bất lực, vậy mà không biết từ chức...
Từ tư duy bao cấp đẻ ra cơ chế đổ thừa. Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể đổ thừa. Ở nhà thì đổ thừa cho cha mẹ, đến trường thì đổ thừa cho thầy cô, ra xã hội thì đổ thừa cho cơ chế. Không ai dám tự nhận mình bất tài, ngu dốt cả. Ai cũng là thiên tài hết, ai cũng là vĩ nhân hết, ai cũng là minh triết hết, ai cũng hoàn hảo hết... chỉ vì hoàn cảnh mà không thể được là thiên tài, vĩ nhân, minh triết, hoàn hảo thôi. Ôi cái bệnh đổ thừa, hắn là nguyên nhân chính của mọi nguyên nhân cho giai đoạn chết lâm sàng 60, 70 năm vật vờ trên mặt đất của ta.
Tư duy bao cấp - một dạng thức vi rút giết người còn thâm hiểm hơn cả vi rút HIV. HIV giết người bằng cách triệt tiêu sức đề kháng của cơ thể. Tư duy bao cấp giết người bằng cách triệt tiêu khả năng tư duy độc lập, tự do và sáng tạo của mỗi người.
- HIV chỉ giết được một người, còn tư duy bao cấp giết không chỉ một người, chúng còn giết hết thế hệ này đến thế hệ khác, giết cả đất nước.
- HIV chỉ truyền được từ người này sang người khác qua máu, qua mẹ truyền sang con, qua quan hệ tình dục. Nhưng tư duy bao cấp thì ghê gớm hơn, chúng truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này đến thế hệ kia bằng sự an toàn giả tạo, bằng hưởng công mà không chịu trách nhiệm, bằng ngồi cao mà không sợ té đau, bằng cỡi lên đầu người khác mà vẫn có ô dù bảo vệ.
- HIV đe dọa sự tồn tại của thân thể, vì thế ai cũng biết. Nhưng tư duy bao cấp thì âm thầm hơn, chúng giết đi lực sống của mỗi người. Thân thể thì ai cũng thấy, nên sợ. Lực sống thì chảy trong mạch máu của mỗi người, khó thấy nên thường không đề phòng.
Bạn còn sống hay đã chết?
Tôi đang hỏi lực sống của tự do và trách nhiệm, của khát vọng lập thân và khả năng bứt phá ra khỏi lề thói cũ... vốn chảy trong máu của bạn
(7/11/13)
Tái bút
Cái đầu của bạn vẫn còn hoạt động chứ?
Sờ xem, nó còn nằm trên cổ của mình không, hay đã sang tay người khác mất rồi
Cái tư duy bao cấp này là hệ quả thuộc về bản chất của cái nền GIÁO DỤC LƯU MANH XHCN...mà ra, đó thôi!
Trả lờiXóaBạn không nghĩ rằng chính cmt trên cũng là 1 hình thức đổ thừa sao... Tại sao thay vì trút giận lên nó, mình không thể bứt phá ra khỏi nó?! Tại sao biết nó là "lưu manh", mình quyết "không lưu manh" có tốt hơn biết bao không?! :)
XóaTrong comment,Tín không đổ thừa, mà là xác định vạch rõ, vì đã nhận chân được bản chất LƯU MANH của nó bác ạ!
XóaVâng, với mọi người khác, Tín không chắc, nhưng dứt khoát, với cá nhân Tín, cái BẢN CHẤT LƯU MANH TỪ/CỦA NỀN GIÁO DỤC XHCN, nhất định không và sẽ không bao giờ hiện hữu trong Tín, bác ạ!
Vâng, biết mình biết người là chìa khoá cho mọi vấn đề bạn ạ :)
XóaVâng, rất chính xác, bác ạ!
XóaVì vậy, thiển nghĩ, câu nói có tính lịch sử chân xác sau, sẽ là một bài học...đầy chân lý, vậy!
- "Do not listen to what the communists say, but look closely at what communists do!"
Chế độ nào cũng thế, vẫn đầy dẫy những ngôn từ mị dân. Và ở cả Cộng Sản lẫn Tư sản, vẫn luôn cần những công dân đi tìm kiếm sự thực và đòi hỏi hành động đi cùng với lời nói. hihi
XóaVâng, đúng, nhưng còn thiếu cái yếu tố cốt lõi quan trọng thuộc bản chất xã hội và chế độ chính trị, bác ạ!
XóaTỉ như, một trong những nền tảng cơ bản:
- TỰ DO NGÔN LUẬN, thuộc nhân quyền của mỗi công dân trong…chế độ cộng sản!? chế độ tư bản?
Nhân quyền có nhiều cách tiếp cận, có cách tiếp cận trên lợi ích cá nhân, có cách tiếp cận trên lợi ích tập thể. Cách mà bạn nói của cách tiếp cận Khế ước xã hội của Rousseau. Nhưng xin nhớ rằng, đó cũng chỉ là một trong rất nhiều cách về lịch sử chính trị... Hihi, thôi ta gác đề tài chính trị ở đây nhóe, hãy đấu tranh điều mà chúng ta coi đó là chân lý, niềm tin trong mỗi người sẽ đốc thúc con đường chúng ta đi :)
XóaHIc... Hình như cái đầu của mình nó đang dòm xuống cái đít rồi!
Trả lờiXóaHihi... May là chưa nằm trong tay người khác là tốt rùi :))
Xóa