Hôm nay ngày 1/6 - ngày Quốc tế thiếu nhi, xin được chia sẻ cùng quý bạn đọc một phẩm mang tên là Anh nhi hạnh - phẩm thứ 21 trong kinh Đại Bát Niết bàn, để chúng ta có thể hiểu thêm về Đức Phật, và đồng thời chúng ta cũng có thể ngày đêm ôm con trong lòng mà học hạnh của các cháu nha...
Xin tóm lược vài nội dung chính:
- Hài nhi không thể đứng dậy, đi tới đi lui, nói chuyện. Như Lai cũng vậy, Như Lai không khởi các pháp tướng, không đứng dừng, không chấp thủ tất cả pháp, không có đến đi. Như Lai chính là pháp thân không lay động. Như Lai cũng không có nói vì dù có nói pháp cho tất cả chúng sinh nhưng thật ra chẳng có pháp nào cần phải nói, thật ra Như Lai cũng chưa có nói gì.
- Hài nhi ngôn ngữ còn bập bẹ như chưa có ngôn ngữ. Như Lai cũng không có ngôn ngữ. Dù chư Phật có nói nhưng chúng sinh cũng chẳng hiểu. Vì chúng sinh không hiểu nên gọi là không ngôn ngữ. Tất cả các pháp có thể nói thì chỉ là pháp hữu vi.
- Hài nhi chưa rõ danh tự các đồ vật, nhưng không vì vậy mà không biết các đồ vật. Như Lai cũng như vậy, thuận theo ngôn ngữ, chủng loại của từng địa phương, của các chủng loại mà gọi, chỉ là để qua đó cho các chúng sinh được hiểu biết.
- Hài nhi chẳng biết khổ vui, ngày hay đêm, cha mẹ thân sơ, ân oán, thương ghét... Cũng như vậy, Như Lai tất cả vì chúng sinh nên chẳng nghĩ đến khổ vui, không phân biệt thân sơ cha mẹ, tâm bình đẳng với tất cả.
- Hài nhi không thể tạo tác việc lớn hay nhỏ. Cũng như vậy, Như Lai không tạo nghiệp sinh tử mà thường tất cả vì lợi ích chúng sinh. Thực hành hạnh Bồ tát mà không thoái thất tâm Bồ đề....
- Khi đứa trẻ khóc, cha mẹ lấy đồ chơi như trâu gỗ, ngựa gỗ... anh nhi tưởng là trâu ngựa thật liền ngừng khóc. Phương tiện của Như Lai cũng diệu dụng như vậy, với chúng sinh muốn cầu có an vui, đẹp đẽ Như Lai liền nói về cõi trời Đao Lợi; với chúng sinh nhàm khổ sinh tử, Như Lai nói về hạnh nhị thừa... Nhưng tất cả cũng chỉ diệu dụng mà thôi.
...
Qua phẩm Anh nhi hạnh, Đức Phật đã mượn các đặc điểm hồn nhiên ngây thơ, không phân biệt... của Anh nhi để ví cái hạnh từ bi, hỷ xả, bình đẳng tế độ của Đức Phật với tất cả chúng sinh. Như Lai cũng thông qua các đặc điểm có đầy đủ lục căn khi tiếp xúc với lục cảnh của Anh nhi để diễn đạt cái giải thoát, cái như như bất động, cái bất khả đắc, bất khả thuyết của tri kiến Phật.
Có khi Như Lai tự ví mình như Anh nhi để diễn đạt pháp giới bình đẳng, nhất chân, vô tự tính. Có khi Như Lai tự ví mình như với cha mẹ của anh nhi nhằm nói về cái thấy sai biệt, pháp giới trùng trùng duyên khởi... để tuỳ duyên hoá độ chúng sinh.
Anh có thấy CHĂNG!!?
Người đắc Đạo thì Tuyệt Học, Vô Vi, An Nhàn Vô Sự
Họ chẳng cần trừ vọng tưởng cũng chẳng cầu chân
Bởi họ thấy đúng như thực rằng Tánh thật của Vô Minh là Phật Tánh
Và cái thân huyễn hóa không thật thể này cũng chính là Pháp Thân
Pháp Thân ngộ rồi thì mới rõ là không một vật
Nguồn gốc của Tự Tánh vốn là Thiên Chân Phật
Năm Ấm đến đi như mây trời tan tụ
Ba Độc không thật như bọt nước nổi chìm
Chứng được Thật Tướng thì tuyệt chẳng còn Nhân và Pháp
Trong khoảng sát-na dứt sạch nghiệp A-Tỳ
...
Một cõi gồm đủ tất cả cõi
Nó chẳng phải sắc, chẳng phải tâm, cũng chẳng phải nghiệp tạo tác
Chỉ trong thời gian một búng tay, đã thành tựu cả tám vạn pháp môn
Chỉ trong khoảng một sát-na, có thể vượt khỏi ba đại A Tăng Kỳ kiếp
Hết thảy câu số ngôn từ, cũng như không câu số ngôn từ
Cùng cái Linh Giác của ta nào có liên quan gì đâu?!
(Chứng Đạo ca)
(1/6/2024)
Không có nhận xét nào:
- Có ý kiến gì xin để lại lời bình chia sẻ.
- Viết bằng tiếng Việt có dấu để dễ đọc hơn.
- Nếu không đăng nhập blog, vui lòng ghi tên thật để tiện trao đổi.
Xin chào và chúc sức khỏe!